Tác dụng bảo vệ thận của cao chiết từ lá cây Húng quế (Ocimum basilicum L., Lamiaceae) trên chuột được gây đái tháo đường
Các tác giả
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS.26.2023.524Tóm tắt
Đặt vấn đề: Ở Việt Nam, Húng quế (Ocimum basilicum L.) thường được dùng như rau ăn, có ít công bố về hiệu quả kiểm soát bệnh đái tháo đường. Mục tiêu: Xác định cao chiết tiềm năng từ lá cây Húng quế có tác dụng cải thiện các chỉ số creatinine, BUN (Blood urea nitrogen) trong huyết tương và malondialdehyde (MDA, marker của peroxy hóa lipid), glutathione (GSH) trong thận chuột bị đái tháo đường. Đối tượng và phương pháp: Cao chiết cồn 45% hoặc 96% từ lá Húng quế được cho uống ở các liều tương đương với 1.25 g và 2.5 g dược liệu trên chuột được gây đái tháo đường bằng streptozotocin (STZ). Xác định nồng độ glucose, creatinine, BUN bằng các bộ kit thương mại. Hàm lượng malondialdehyde (MDA), glutathione (GSH) trong dịch đồng thể thận chuột được xác định bằng thử nghiệm acid thiobarbituric và thuốc thử Ellman. Kết quả: Ở chuột được tiêm STZ và cho uống cao chiết cồn 45% (360 mg/kg và 720 mg/kg) có nồng độ glucose, creatinine và BUN trong huyết tương giảm so với lô chứng bệnh. Cao chiết cồn 96% (230 mg/kg và 460 mg/kg) làm hạ glucose máu nhưng không làm thay đổi nồng độ creatinine và BUN. Cao chiết cồn 45% làm giảm MDA và tăng GSH trong thận chuột. Kết luận: Cao chiết cồn 45% từ lá cây Húng quế được chọn là cao tiềm năng, có tác dụng hạ đường huyết và bảo vệ thận chuột trước tổn thương oxy hóa.
Abstract
Background: In Vietnam, Ocimum basilicum L. (sweet basil) is used as an ornamental herb, a culinary herb (vegetable) but there is very little published research on its efficacy in diabetes management. Objective: Determining the potential extract which has ameliorating effect on plasma creatinine, BUN (Blood urea nitrogen) levels, and renal malondialdehyde (MDA) and glutathione (GSH) contents in diabetic mice. Methods: O. basilicum leaf extracts (45% ethanol extract and 96% ethanol extract) were orally administered at the doses equivalent to 1.25g and 2.5 g raw materials/kg in streptozotocin (STZ)-induced diabetic mice. Plasma glucose, creatinine and BUN levels were determined by commercial kits. The contents of malondialdehyde (MDA) and glutathione (GSH) in mouse kidney homogenates were measured by thiobarbituric acid assay and Ellman's reagent, respectively. Results: Seven-day oral administration of the 45% ethanol O. basilicum leaf extract (360 mg/kg and 720 mg/kg) significantly attenuated plasma glucose, creatinine, and BUN levels in STZ-injected mice. The 96% ethanol O. basilicum leaf extract (230 mg/kg and 460 mg/kg) decreased plasma glucose but did not change creatinine and BUN levels. The 45% ethanol O. basilicum leaf extract attenuated renal MDA content and elevated renal GSH content. Conclusions: The 45% ethanol O. basilicum leaf extract is selected as potential extract which significantly possessed hypoglycemic effect and renal protective effect against streptozotocin-induced oxidative stress.
Tài liệu tham khảo
[1] N. Vodošek Hojs, S. Bevc, R. Ekart, R. Hojs, “Oxidative Stress Markers in Chronic Kidney Disease with Emphasis on Diabetic Nephropathy”, Antioxidants, vol. 9, 925, 22 pages, 2020.
DOI: https://doi.org/10.3390/antiox9100925[2] Viện Dược liệu, “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 1”. Hà Nội: NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 1011, 2004.
[3] B. Purushothaman, R.P. Srinivasan, P. Suganthi, B. Ranganathan, J. Gimbun, K. Shanmugam, "A comprehensive review on Ocimum basilicum", Journal of Natural Remedies, vol. 18, pp. 71–85, 2018.
DOI: https://doi.org/10.18311/jnr/2018/21324[4] S. S. Widjaja, Rusdiana, M. Savira, “Glucose Lowering Effect of Basil Leaves in Diabetic Rats”, Open Access Macedonian Journal of Medical Sciences, vol. 7, no. 9, pp. 1415–1417, 2019.
DOI: https://doi.org/10.3889/oamjms.2019.293[5] M. S. Othman, A. M. Khaled, A. H. Al-Bagawi, M. A. Fareid, R. A. Ghany, O. A. Habotta, A. E. Abdel Moneim, “Hepatorenal protective efficacy of flavonoids from Ocimum basilicum extract in diabetic albino rats: A focus on hypoglycemic, antioxidant, anti-inflammatory and anti-apoptotic activities”, Biomedicine & Pharmacotherapy, vol. 144, 112287, 2021.
DOI: https://doi.org/10.1016/j.biopha.2021.112287[6] Bộ Y tế, “Hướng dẫn thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu” theo Quyết định 141/QĐ-K2ĐT, 27/10/2015.
[7] Dao Tran Mong, Nguyen Thi Thu Huong, “Effects of Aqueous and Ethanol Extracts from Vernonia amygdalina Leaves on Blood Glucose Level and Oxidative Stress in Streptozotocin-Induced Diabetic Mice”, Journal of Medicinal Materials, vol. 24, no. 3, pp. 168-174, 2019.
[8] J. A. Buege & S. D. Aust, “Microsomal lipid peroxidation”, Methods in Enzymology, vol. 52, pp. 302-310, 1978.
DOI: https://doi.org/10.1016/S0076-6879(78)52032-6[9] J. Sedlak & R. H. Lindsay, “Estimation of total, protein-bound, and nonprotein sulfhydryl groups in tissue with Ellman's reagent”, Analytical Biochemistry, vol. 25, pp. 192–205, 1968.
DOI: https://doi.org/10.1016/0003-2697(68)90092-4[10] C. L. Kielkopf, W. Bauer, I. L. Urbatsch, “Bradford Assay for Determining Protein Concentration”, Cold Spring Harbor Protocols, vol. 2020, no. 4:102269, 2020.
DOI: https://doi.org/10.1101/pdb.prot102269[11] H. Raza & A. John, “Streptozotocin-Induced Cytotoxicity, Oxidative Stress and Mitochondrial Dysfunction in Human Hepatoma HepG2 Cells”, International Journal of Molecular Sciences, vol. 13, no. 5, pp. 5751-5767, 2012.
DOI: https://doi.org/10.3390/ijms13055751[12] A. Qasem, H. Assaggaf, H. N. Mrabti, F. Minshawi, B. S. Rajab, A. A. Attar, R. A. Alyamani, M. Hamed, N. N. Mrabti, A. El Baaboua, N. El Omari, M. M. Alshahrani, A. A. Al Awadh, R. A.Sheikh, L. C. Ming, K. W. Goh, A. Bouyahya, “Determination of Chemical Composition and Investigation of Biological Activities of Ocimum basilicum L.”, Molecules, vol. 28, no. 2, p. 614, 2023.
DOI: https://doi.org/10.3390/molecules28020614[13] H. R. Nadeem, S. Akhtar, P. Sestili, T. Ismail, S. Neugart, M. Qamar, T. Esatbeyoglu, "Toxicity, Antioxidant Activity, and Phytochemicals of Basil (Ocimum basilicum L.) Leaves Cultivated in Southern Punjab, Pakistan", Foods, vol.11, pp. 1239, 2022.
DOI: https://doi.org/10.3390/foods11091239[14] D. A. Almalki, "Renoprotective Effect of Ocimum basilicum (Basil) Against Diabetes-induced Renal Affection in Albino Rats", Materia Socio Medica, vol. 3, no. 4, pp. 236-240, 2019.
DOI: https://doi.org/10.5455/msm.2019.31.236-240[15] L. Al-Subhi, "Two cultivars of Ocimum basilicum leaves extracts attenuate streptozotocin-mediated oxidative stress in diabetic rats", Pakistan Journal of Biological Sciences, vol. 23, pp. 1010–1017, 2020.
DOI: https://doi.org/10.3923/pjbs.2020.1010.1017Tải xuống
Tải xuống: 228