Tác dụng kháng viêm của cao chiết ethanol và tinh dầu từ lá Húng quế (Ocimum basilicum L., Họ Lamiaceae)

Các tác giả

  • Cao Đình Khôi Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Trần Hoàn Khả Hân Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Nguyễn Mai Linh Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Nguyễn Thị Thu Hương Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS.31.2024.672

Từ khóa:

Cây Húng quế (Ocimum basilicum L.), flavonoid, polyphenol, tinh dầu, tác dụng kháng viêm

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tinh dầu Húng quế (Ocimum basilicum L.) đã được chứng minh có tác dụng kháng viêm. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu về tác dụng này của cao toàn phần từ Húng quế. Mục tiêu: Xác định hàm lượng polyphenol tổng, flavonoid toàn phần, thành phần tinh dầu và tác dụng kháng viêm của các cao chiết ethanol 45%, 96% và tinh dầu từ lá Húng quế. Đối tượng và phương pháp: Định lượng polyphenol tổng, flavonoid toàn phần trong các cao chiết bằng phương pháp Folin-Ciocalteu và phương pháp tạo màu với AlCl3, tương ứng. Phân tích thành phần tinh dầu bằng GC-MS. Mô hình gây viêm bàn chân chuột bằng carrageenan được áp dụng để khảo sát tác dụng kháng viêm của các cao chiết và tinh dầu. Kết quả: Cao chiết ethanol 45% có hàm lượng polyphenol tổng, flavonoid toàn phần cao hơn cao chiết ethanol 96%. Thành phần chính (>3%) của tinh dầu gồm: Estragol, linalool, β-ocimen, tau-cadinol, α-bergamoten, eucalyptol và methyleugenol. Cao chiết ethanol 96% (480 mg/kg) và tinh dầu (0.07 mL/kg) uống liều lập lại trong 5 ngày thể hiện tác dụng kháng viêm điển hình hơn cao chiết ethanol 45%. Mức độ giảm viêm của cao chiết ethanol 96% và tinh dầu điển hình hơn celecoxib ở thời điểm 24 giờ sau khi gây viêm. Kết luận: Nghiên cứu cung cấp chứng cứ cho tiềm năng ứng dụng cao chiết ethanol 96% từ cây Húng quế theo hướng kháng viêm.

Abstract

Background: Essential oils from Ocimum basilicum leaves have evaluated anti-inflammatory effect. However, little research has been reported on the effect of total extracts for further clinical use. Aim of study: The study quantitatively analyzed total polyphenol and flavonoid contents in ethanolic extracts from O. basilicum leaves, identifying the components of its essential oils, and the anti-inflammatory effect of the extracts and essential oils. Methods: Folin–Ciocalteu assay and aluminum chloride colorimetric assay were applied for the quantification of total polyphenol and total flavonoid contents in ethanolic extracts from O. basilicum leaves, respectively. GC-MS analysis was performed to identify the components of O. basilicum essential oils. Carrageenan-induced mouse paw edema model was applied to evaluate anti-inflammatory effects of the total extracts and essential oils. Results: Total polyphenol and flavonoid contents in 45% ethanolic extracts were higher than those of 96% ethanolic extracts. Estragole; linalool; β-ocimene; tau-cadinol; bicyclo[3.1.1]hept-2-ene,2,6-dimethyl-6-(4-methyl-3-pentenyl)-; eucalyptol; and methyl eugenol were identified as the main components of O. basilicum essential oils. Oral administration of 96% ethanolic extract (480 mg/kg mouse body weight), as well as O. basilicum essential oils (0.07 mL/kg mouse body weight) for 5 consecutive days markedly exerted anti-inflammatory effects on carrageenan-induced mouse paw edema. The suppressive effect on inflammation of O. basilicum 96% ethanolic extract and its essential oils was more significant than a reference drug, celecoxib at 24h after carrageenan sub-plantar injection. Conclusion: The present study provides evidences of anti-inflammatory effect for further application of 96% ethanolic extract from O. basilicum leaves.


Key words: Ocimum basilicum leaves, total polyphenol and flavonoid contents, essential oils, anti-inflammatory effects

Tài liệu tham khảo

[1] B. Caldwell, S. Aldington, M. Weatherall, P. Shirtcliffe and R. Beasley, “Risk of cardiovascular events and celecoxib: A systematic review and meta-analysis”, Journal of the Royal Society of Medicine, Vol. 99, No. 3, pp. 132 - 140, 2006.

DOI: https://doi.org/10.1177/014107680609900315

[2] H. R. Nadeem, S. Akhtar, P. Sestili,…and T. Esatbeyoglu,, "Toxicity, Antioxidant Activity, and Phytochemicals of Basil (Ocimum basilicum L.) Leaves Cultivated in Southern Punjab, Pakistan", Foods, Vol.11, pp. 1239, 2022.

DOI: https://doi.org/10.3390/foods11091239

[3] A. Qasem, H. Assaggaf, H. N. Mrabti, et al., “Determination of Chemical Composition and Investigation of Biological Activities of Ocimum basilicum L.”, Molecules, Vol. 28, No. 2, p. 614, 2023.

DOI: https://doi.org/10.3390/molecules28020614

[4] S. Sing, “Mechanism of action of antiinflammatory effect of fixed oil of Ocimum basilicum Linn.”, Indian Journal of Experimental Biology, Vol. 37, No. 3, pp. 248-252, 1999.

[5] U. Złotek, U. Szymanowska, M. Karaś and M. Świeca, “Anti-oxidative and antiinflammatory potential of phenolics from purple basil (Ocimum basilicum L.) leaves induced by jasmonic, arachidonic and β-aminobutyric acid elicitation”, International Journal of Food Science & Technology, Vol. 51, No. 1, pp.163–170, 2016.

DOI: https://doi.org/10.1111/ijfs.12970

[6] N. Eftekhar, A. Moghimi, N. M. Roshan, S. Saadat and M. H. Boskabady, “Immunomodulatory and anti-inflammatory effects of hydro-ethanolic extract of Ocimum basilicum leaves and its effect on lung pathological changes in an ovalbumin-induced rat model of asthma”, BMC Complementary Medicine and Therapies, Vol. 19, No. 1, p. 349, 2019.

DOI: https://doi.org/10.1186/s12906-019-2765-4

[7] N. T. A. Thư, N. C. Lài, M. T. T. Lam và cộng sự, “Nghiên cứu chiết xuất và khảo sát tính kháng khuẩn của tinh dầu lá ngũ trảo (Vitex negundo Linn.)”, Tạp chí Công Thương, số 6, tháng 4/2020.

[8] Bộ Y tế, “Hướng dẫn thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu”, theo Quyết định 141/QĐ-K2ĐT, 27/10/2015.

[9] P. Feduraev, G. Chupakhina, P. Maslennikov, N. Tacenko and L. Skrypnik, “Variation in phenolic compounds content and antioxidant activity of different plant organs from Rumex crispus L. and Rumex obtusifolius L. at different growth stages”, Antioxidants, Vol. 8, No. 7, p. 237, 2019.

DOI: https://doi.org/10.3390/antiox8070237

[10] A. B. Nair and J. Shery, "A simple practice guide for dose conversion between animals and human." Journal of basic and clinical pharmacy, Vol. 7, No. 2, pp. 27-31, 2016.

DOI: https://doi.org/10.4103/0976-0105.177703

[11] C. T. N. Hiếu, H. Q. Thanh, C. T. M. Duyên, N. H. Minh và N. T. T. Hương, “Tác dụng hạ acid uric máu, giảm đau và kháng viêm của dây đau xương [Tinospora sinensis (LOUR.) MERR.] trong hỗ trợ điều trị bệnh gút”, Tạp chí Dược liệu, Vol. 27, No. 5, pp. 291 - 297, 2022.

[12] N. T. Thanh, T. T. K. Thi, Đ. M. Dũng và N. H. Kiên, “Thành phần hoá học, khả năng kháng oxy hóa, kháng viêm, ức chế ɑ-amylase và ɑ-glucosidase của tinh dầu Húng quế (Ocimum basilicum L.), được trồng tại Đắk Lắk”, Tạp chí Khoa học Tây Nguyên, Vol 17, No. 59, 2023.

[13] F. Blando, N. Calabriso, H. Berland…and M. Andersen, “Radical Scavenging and Anti-Inflammatory Activities of Representative Anthocyanin Groupings from Pigment-Rich Fruits and Vegetables”, International Journal of Molecular Sciences, Vol. 19, No. 1, p. 169, 2018.

DOI: https://doi.org/10.3390/ijms19010169

[14] P. Inmaculada, B. Mariarosaria, R. Fiorentina et al., "Carrageenan-induced mouse paw edema is biphasic, age-weight dependent and displays differential nitric oxide cyclooxygenase-2 expression”, British Journal of Pharmacology, Vol. 142, No. 2, pp. 331-338, 2004.

DOI: https://doi.org/10.1038/sj.bjp.0705650

[15] L. B. Rodrigues, A. B. P. B. Martins Oliveira, F. R. Cesário et al., “Anti-inflammatory and antiedematogenic activity of the Ocimum basilicum essential oil and its main compound estragole: In vivo mouse models”, Chemico-biol Interact, Vol. 257, pp. 14-25, 2016.

DOI: https://doi.org/10.1016/j.cbi.2016.07.026

Tải xuống

Số lượt xem: 11
Tải xuống: 1

Đã xuất bản

24.09.2024

Cách trích dẫn

[1]
C. Đình K. Cao Đình Khôi, T. H. K. H. Trần Hoàn Khả Hân, N. M. L. Nguyễn Mai Linh, và T. H. Nguyễn Thị, “Tác dụng kháng viêm của cao chiết ethanol và tinh dầu từ lá Húng quế (Ocimum basilicum L., Họ Lamiaceae)”, HIUJS, vol 31, tr 121–130, tháng 9 2024.

Số

Chuyên mục

DƯỢC HỌC