Nghiên cứu thực trạng sử dụng thuốc ức chế bơm proton trên bệnh lý tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng năm 2023

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Chi Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Nguyễn Thị Thu Hương Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Lê Văn Thanh Bệnh viện Chợ Rẫy
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS.30.2024.638

Từ khóa:

Thuốc ức chế bơm proton (PPI), bệnh lý tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sử dụng thuốc hợp lý và an toàn là một trong những yếu tố quan trọng góp phần điều trị thành công bệnh lý và tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thuốc PPI được chỉ định, phân tích tính hợp lý, đánh giá tương tác thuốc cùng các yếu tố liên quan đến chỉ định thuốc PPI không hợp lý. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, hồi cứu 400 hồ sơ bệnh án bệnh lý tiêu hóa tại khoa Hồi sức tích cực chống độc - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng từ tháng 09/2023 đến tháng 11/2023. Kết quả: Việc sử dụng PPI hợp lý chiếm tỷ lệ khá cao với 81%. Những bệnh lý được điều trị bằng PPI gồm loét dạ dày - tá tràng (66.5%), trào ngược dạ dày (29.7%), xuất huyết tiêu hóa (3.8%). Những thuốc PPI được sử dụng gồm omeprazole (93.5%) và esomeprazole (6.5%). Liều omeprazol 20 mg được sử dụng nhiều nhất, chiếm 77.5%. Tần suất xảy ra tương tác thuốc là 49/400 (chiếm 12.2%), trong đó mức độ nghiêm trọng chiếm 14.3% (omeprazol-diazepam). Ghi nhận mối liên quan giữa tương tác thuốc và sử dụng thuốc PPI không hợp lý (OR = 5.33 KTC 95% [2.74 - 10.35], p < 0.001). Kết luận: Cần tăng cường quản lý sử dụng thuốc PPI và có biện pháp ngăn ngừa tương tác thuốc liên quan đến PPI qua các đánh giá cận lâm sàng và lâm sàng trên bệnh nhân.

Abstract

Background: Reasonable and safe use of drugs is one of the important factors contributing to successful treatment of diseases and saving costs for patients. Objective: Determine the proportion of PPI drugs prescribed, analyze their reasonableness, and evaluate drug interactions and factors related to inappropriate PPI drug prescriptions. Methods: Cross-sectional and retrospective description of 400 medical records of digestive diseases at the Poison Intensive Care Department, Soc Trang City General Hospital, from September 2023 to November 2023. Results: Appropriate indications for PPI therapy reached 81.7%. The rate of PPI use in gastric and duodenal ulcer disease was 66.5%; gastric reflux was 29.7%; and gastrointestinal bleeding was 3.8%. Omeprazole was the most used (93.5%) and esomeprazole prescribed was 6.5%. Omeprazole dose at 20 mg accounted for 77.5%. The results revealed 12.2% of drug interactions, of which 14.3% were severe (omeprazol-diazepam). Using PPI drugs inappropriately will have a 5.33 times higher risk of drug interactions (OR = 5.33; 95% CI: 2.74 - 10.35). Conclusion: It is necessary to strengthen the management of PPI use and take measures to prevent drug interactions related to PPIs through paraclinical and clinical assessments of patients.

Tài liệu tham khảo

[1] McDonald J and Walker N.M, "An evaluation of the use of proton pump inhibitors," (in E), Pharmacy World & Science, pp. 116 - 117, 2001.

[2] Mat Saad A.Z. and Collins N, "Proton pump inhibitors: a survey of prescribing in an Irish general hospital", Int J Clin Pract, pp. 31 - 34, 2005.

DOI: https://doi.org/10.1111/j.1742-1241.2004.00298.x

[3] Naunton M. B, Pharm G.M, and Peterson BP, "The need for deprescribing proton pump inhibitors", Original, pp. 1-7, 2000.

[4] Shah N. H, LePendu P, and Bauer-Mehren A, "Proton Pump Inhibitor Usage and the Risk of Myocardial Infarction in the General Population", Plos One, pp. 65, 2015.

DOI: https://doi.org/10.1371/journal.pone.0124653

[5] Nguyễn Văn Dũng, Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trị viêm loét dạ dày, tá tràng điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long năm 2015. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, 2015.

[6] Lê Diên Đức, Đánh giá việc sử dụng nhóm thuốc ức chế bơm proton trong dự phòng loét do stress tại bệnh viện tuyến trung ương (Luận văn thạc sỹ Dược học). Trường Đại học Dược Hà Nội, 2016.

[7] Nguyễn Hoàng, Đặng Thị Minh Trí, and Huỳnh Thị Mỹ Duyên, "Tình hình sử dụng thuốc ức chế bơm proton trong kê đơn thuốc bảo hiểm y tế ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng năm 2020 ", Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, vol. 40, 2021, tr. 110-117, 2021.

[8] Phạm Huỳnh Thanh Trâm and Phạm Thị Tố Liên, "Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc ức chế bơm proton cho bệnh nhân nội trú tại Khoa Nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng năm 2019-2020", Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, vol. 30, 2020, tr. 194-201, 2020.

[9] Nguyễn Thế Anh and Tô Hoàng Dương, "Phân tích tình hình sử dụng thuốc ức chế bơm proton trong dự phòng loét đường tiêu hóa ở bệnh nhân hồi sức tại Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Hữu Nghị", Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, vol. 517, 2, tr. 69-73, 2022.

DOI: https://doi.org/10.51298/vmj.v517i2.3233

[10] Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, Nghiên cứu tình hình sử dụng và đánh giá sự can thiệp việc sử dụng hợp lý thuốc ức chế bơm proton tại Bệnh viện đa khoa Trung tâm An Giang năm 2016 - 2017. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, 2017.

[11] Nguyễn Thị Thúy, Nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả sử dụng hợp lý, an toàn thuốc ức chế bơm proton trên người bệnh nội trú tại trung tâm y tế thị xã long mỹ năm 2018 - 2019. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, 2019.

[12] Nguyễn Hữu Trúc, Nguyễn Thanh Liêm, and Nguyễn Thị Thu Hiền và cộng sự, "Nghiên cứu tính an toàn và phù hợp trong sử dụng thuốc ức chế bơm proton ở bệnh nhân ngoại trú điều trị dịch vụ tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2022- 2023", Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, vol. 62, 2023, tr. 223-230, 2023.

DOI: https://doi.org/10.58490/ctump.2023i62.1271

[13] Võ Thị Thanh Thúy, Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng tại khoa khám bệnh Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang năm 2016. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, tỉnh Kiên Giang, 2016.

[14] Hoàng Phước Sang, Đánh giá tình hình sử dụng thuốc ức chế bơm proton trước và sau khi can thiệp tại Trung tâm Y tế Châu Thành tỉnh Sóc Trăng năm 2018 (Luận văn thạc sĩ). Trường Đại hoc Y Dược TP Hồ Chí Minh, 2018.

[15] Trần Thị Kim Thuẩn, Nguyễn Thị Linh Tuyền, and Trần Thị Tuyết Phụng, "Nghiên cứu tình hình kê đơn thuốc ức chế bơm proton trong điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế Huyện Chợ Gạo năm 2020", Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, vol. 41, 2021, tr. 22-28, 2020.

Tải xuống

Số lượt xem: 455
Tải xuống: 23

Đã xuất bản

24.07.2024

Cách trích dẫn

[1]
N. T. C. Nguyễn Thị Chi, N. T. T. H. Nguyễn Thị Thu Hương, và L. V. T. Lê Văn Thanh, “Nghiên cứu thực trạng sử dụng thuốc ức chế bơm proton trên bệnh lý tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng năm 2023”, HIUJS, vol 30, tr 11–18, tháng 7 2024.

Số

Chuyên mục

KHOA HỌC SỨC KHOẺ

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>