Thể lệ đăng bài (Lĩnh vực KHXH, KHKT-CN và KT-QL)

I. NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Giới thiệu về những thành tựu khoa học, sáng kiến, kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa học;

2. Công bố các kết quả nghiên cứu, đề tài nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ;

3. Phổ biến kinh nghiệm quản lý, tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ của cán bộ, giảng viên, sinh viên trong và ngoài trường;

4. Giới thiệu về văn hóa đặc thù của các dân tộc trong và ngoài nước;

5. Giới thiệu các khám phá trong lĩnh vực Khoa học Xã hội, Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ, Kinh tế - Quản lý trong và ngoài nước.

II. TRÁCH NHIỆM CỦA TÁC GIẢ

1. Tác giả phải bảo đảm bài gửi đăng Tạp chí Khoa học Đại học Quốc tế Hồng Bàng là chưa được đăng/công bố trong những tạp chí, ấn phẩm giấy hoặc điện tử khác. Ban biên tập không gửi trả bản thảo của những bài không đăng.

2. Tác giả không được gửi đăng bài báo trên các tạp chí khác cho đến khi có quyết định xét duyệt cuối cùng là «Không chấp nhận đăng» của Tạp chí Khoa học Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Tác giả phải thực hiện đúng cam kết gửi bài báo.

3. Nếu bài báo là của một nhóm tác giả, trong bài gửi đăng cho Ban biên tập thì cần cho biết: ai là tác giả liên hệ chính (corresponding author). 

4. Khi bài báo đã qua giai đoạn phản biện, Tác giả không được phép rút bài. Nếu tác giả quyết định rút bài thì phải thực hiện theo Quy chế hoạt động của Tạp chí Khoa học HIU và phải chịu tất cả những chi phí cho việc phản biện và các chi phí khác (nếu có) trong quá trình thực hiện bài báo từ lúc nhận bài đến thời điểm tác giả tự ý rút bài.

III. THỂ LỆ BÀI VIẾT

3.1. Yêu cầu bài viết

1. Bài viết được trình bày từ 8 đến 10 trang giấy khổ A4, đánh máy vi tính trên phần mềm MS Word, bảng mã Unicode, font chữ Times New Roman, cỡ chữ 12.

2. Định dạng bài báo: lề trên: 25mm, lề dưới: 23mm, lề trái: 25mm, lề phải: 15mm; cách dòng (line spacing): single, spacing before: 0pt, spacing after: 0pt.

3. Các công thức Toán, Lý, Hóa,…. dùng phần mềm MathType, ChemBioDraw,… số thứ tự của các công thức đánh phía bên phải. 

4. Các bảng, hình ảnh và biểu đồ phải có tên. Chất lượng hình ảnh phải tốt và biểu đồ phải rõ. Kích thước hình ảnh không quá 7x14cm, được định dạng PNG, JPG, WMF. Tên hình ảnh và biểu đồ đều được gọi là “Hình” và được đặt ở phía dưới. Tên bảng đặt ở phía trên. Hình ảnh và bảng đều phải đánh số thứ tự. Trường hợp tác giả sử dụng biểu đồ, mà biểu đồ được chuyển vào Word từ phần mềm MS Excel, tác giả bắt buộc phải chuyển cả file data (là file Excel) của biểu đồ cho Ban Biên tập khi chuyển bài gửi đăng.

5. Đối với dữ liệu số trong bài : sử dụng dấu chấm (.) cho số phần thập phân và dấu phẩy (,) cho số phần ngàn. Ví dụ: 0.25 ; 24,123.25.

3.2. Cấu trúc bài báo

1. Tên bài báo (Title): Tiêu đề bài báo bao gồm tiếng Việt và tiếng Anh; tiêu đề phải thể hiện được rõ ràng và ngắn gọn, cỡ chữ: 22, in đậm, không quá 20 từ.

2. Họ tên tác giả hoặc nhóm tác giả: Ghi nhận ngay bên dưới tiêu đề bài, cần ghi nhận đầy đủ họ và tên, học hàm, học vị của tất cả các tác giả bài báo (không sử dụng cụm từ “và cộng sự”), cùng tên cơ quan/đơn vị công tác, email và điện thoại liên hệ (nếu có) của từng tác giả. Tác giả chính và tác giả liên hệ chính (corresponding author) của bài báo cần ghi rõ chức danh, số điện thoại và email để tiện việc liên lạc.

3. Tóm tắt (Abstract): Khoảng 150 – 250 từ, phản ánh khái quát những nội dung chính trong bài viết và thể hiện rõ kết quả, đóng góp, điểm mới của bài báo.

4. Từ khóa (Keywords): 3 - 5 từ đặc trưng cho chủ đề của bài báo.

5. Nội dung bài báo: Bài viết phải đánh dấu rõ các phần: 

Đặt vấn đề: Tổng quan vấn đề nghiên cứu; sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu, nội dung chính mà bài báo sẽ tập trung giải quyết.

Tổng quan nghiên cứu: trình bày rõ tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết liên quan; khung lý thuyết hoặc khung phân tích sử dụng trong bài báo; 

Phương pháp nghiên cứu: tác giả có thể lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính hoặc định lượng hoặc cả hai, trong đó cần thể hiện mô hình và các giả thiết nghiên cứu. 

Kết quả và thảo luận: Diễn giải, phân tích các kết quả phát hiện mới; rút ra mối quan hệ chung, mối liên hệ giữa kết quả nghiên cứu của tác giả với những phát hiện khác trong các nghiên cứu trước đó; đối với một số bài báo mang tính chất tư vấn, phản biện chính sách, ý kiến chuyên gia…thì tập trung đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu. 

Kết luận/kiến nghị: đưa ra các kết luận hoặc các kiến nghị dựa theo kết quả nghiên cứu.

+  Các mục, các tiểu mục; đúng văn phong khoa học, tuân theo chính tả hiện hành, sử dụng thuật ngữ và các ký hiệu.

6. Phần cảm ơn (Acknowledge): cần được trình bày ngắn gọn ở phần cuối của bài, trước phần tài liệu tham khảo (nếu có).

7. Tài liệu tham khảo: Chọn lọc không quá 15 tài liệu tham khảo và được lập theo tiêu chuẩn IEEE (tham khảo thêm hướng dẫn theo tiêu chuẩn IEEE tiếng Anh ở IEEE Citation Style Guide).

8. Cam kết của tác giả/nhóm tác giả: (Theo mẫu đính kèm).

IV. BÀI ĐƯỢC ĐĂNG

1. Các bài được đăng phải không có lỗi chính tả hoặc lỗi đánh máy.

2. Bài được đăng là những bài hội đủ những tiêu chuẩn và yêu cầu đã hướng dẫn ở những phần trước và được sự chấp thuận của người phản biện và Hội đồng Biên tập. Để thực hiện mục đích này, Ban Biên tập có thể yêu cầu tác giả của bài gửi đăng giải đáp và điều chỉnh tất cả những gì còn thắc mắc trong bài viết.

3. Ban Biên tập chỉ đăng những bài báo trình bày đúng theo quy cách.