Tác dụng giảm đau và hạ acid uric máu của cao chiết ethanol từ thân rễ của loài Thiên niên kiện Nam bộ (Homalomena cochinchinensis Engl., Araceae) trên chuột nhắt trắng
Các tác giả
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS.27.2024.570Từ khóa:
Homalomena cochinchinensis, giảm đau, hạ acid uric máuTóm tắt
Đặt vấn đề: Homalomena cochinchinensis Engl. đã được chứng minh về tác dụng kháng viêm nhưng chưa có nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gút. Mục tiêu: Nghiên cứu tác dụng giảm đau và hạ acid uric máu của cao chiết ethanol 45% từ thân rễ H. cochinchinensis (cao H. cochinchinensis) trên chuột nhắt trắng đực chủng Swiss albino. Phương pháp: Đánh giá tác dụng giảm đau của cao H. cochinchinensis trên các thực nghiệm gây đau xoắn bụng bằng acid acetic và mâm nóng. Khảo sát khả năng hạ acid uric máu của cao thử nghiệm được thực hiện trên mô hình chuột tăng acid uric máu gây bởi kali oxonat. Kết quả: Việc cho uống cao H. cochinchinensis (liều uống 0.34 g/kg và 0.68 g/kg, tương đương 1.25 g và 2.5 g dược liệu/kg) làm giảm số lần xoắn bụng của chuột trên thực nghiệm gây đau xoắn bụng bằng acid acetic và kéo dài thời gian phản ứng của chuột (liếm chân và nhảy) với kích thích nhiệt do mâm nóng, tương tự như diclofenac hoặc morphine. Cao H. cochinchinensis làm giảm nồng độ acid uric trong huyết tương của chuột bệnh lý về mức sinh lý bình thường, tương tự tác dụng của thuốc đối chiếu allopurinol. Kết luận: Cao chiết ethanol 45% từ thân rễ H. cochinchinensis có tác dụng giảm đau trên các mô hình gây đau do hóa chất và do nhiệt. Cao chiết thể hiện tác dụng hạ acid uric máu trên mô hình gây tăng acid uric máu cấp, cho thấy tiềm năng trong hỗ trợ điều trị bệnh gút.
Abstract
Background: Homalomena cochinchinensis Engl. was elucidated anti-inflammatory activities but experimental prophylactic effect on the management of gout has not been investigated. Objectives: The study aims to clarify the anti-nociceptive and anti-hyperuricemic effects of 45% ethanolic extract from rhizome of H. cochinchinensis (H. cochinchinensis extract) in male Swiss albino mice. Methods: The acetic acid-induced writhing test and hot-plate test were applied to evaluate anti-nociceptive effects of H. cochinchinensis extract. The hyperuricemic mouse model was induced by intraperitoneal injection of potassium oxonate. Results: The results revealed that 5-day pretreatment with H. cochinchinensis extract (oral doses of 0.34 g/kg and 0.68 g/kg which are equivalent to 1.25 g and 2.5 g raw materials/kg), as well as a reference drug diclofenac or morphine, significantly decreased the number of writhing in mice and delayed the reaction time of mice to pain (or an increase the latency to licking/jumping) caused by thermal stimulus in hot-plate test. Moreover, H. cochinchinensis extract as well as a reference drug allopurinol, significantly reduced plasma uric acid levels of hyperuricemic mice and restored to the baseline levels. Conclusion: In summary, the 45% ethanolic extract of H. cochinchinensis possesses anti-nociceptive effect on the mouse models of chemical-induced pain and thermal nociceptive stimuli. The extract also has anti-hyperuricemic effects on acute hyperuricemic model in mice, suggesting its usefulness on the management of gout.
Tài liệu tham khảo
[1] N. A. Sumpter, K. G. Saag, R. J. Reynolds, T. R. Merriman, “Comorbidities in gout and hyperuricemia: causality or epiphenomena?”, Current Opinion in Rheumatology, vol. 32. No. 2. Pp. 126-133, 2020.
DOI: https://doi.org/10.1097/BOR.0000000000000691[2] A. Abhishek, A. M. Valdes, W. Zhang, M. Doherty, "Association of Serum Uric Acid and Disease Duration with Frequent Gout Attacks: A Case-Control Study", Arthritis Care Research, vol. 68, no. 10, pp. 1573-1577, 2016.
DOI: https://doi.org/10.1002/acr.22855[3] V. V. Chi, “Từ điển Cây thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học TP. Hồ Chí Minh, 2012.
[4] Van H.T., “Potential uses of some Araceae species in Vietnam”, Israel Journal of Plant Sciences, vol. 13, no. 1, pp. 1-17, 2022.
DOI: https://doi.org/10.1163/22238980-bja10065[5] N. L. T. Khanh, D. T. Quoc, N. P. Q. Dinh, N. C. B. Hoai, T. L. T. Thi, T. T. V. Anh, N. T. Hoai, H. V. Duc, “Phytochemical Composition and Bioactivities of Essential Oils from Rhizomes of Homalomena pendula and Homalomena cochinchinensis”, Natural Product Communications, vol. 18, no. 5, 2023.
DOI: https://doi.org/10.1177/1934578X231175263[6] N. L. T. Khanh, N. P. Q. Dinh, D. N. A. Thi, N. C. B. Hoai, D. T. Quoc, T. L. T. Thi, N. T. Hoai, H. V. Duc, “Volatile Components and Biological Activities of n-Hexane Extract From Rhizomes of Homalomena cochinchinensis”, Natural Product Communications, vol. 18, no. 4, 2023.
DOI: https://doi.org/10.1177/1934578X231168481[7] Bộ Y tế, “Hướng dẫn thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu” theo Quyết định 141/QĐ-K2ĐT, ngày 27/10/2015.
[8] R. C. Hubrecht and E. Carter, “The 3Rs and Humane Experimental Technique: Implementing Change”, Animals (Basel), vol. 9, no. 10, p.754, 2019.
DOI: https://doi.org/10.3390/ani9100754[9] H. Özdemir, B. Yaren, G. Oto, “Antinociceptive activity of aqueous extract of Lepidium sativum L. in mice”, Eastern Journal of Medicine, vol. 20, pp. 131 – 135, 2015.
[10] C. T. N. Hiếu, H. Q. Thanh, C. T. M. Duyên, N. H. Minh, N. T. T. Hương, “Tác dụng hạ acid uric máu, giảm đau và kháng viêm của dây đau xương [Tinospora sinensis (LOUR.) MERR.] trong hỗ trợ điều trị bệnh gút”, Tạp chí Dược liệu, vol. 27, no. 5, pp. 291-297, 2022.
[11] Đ. T. Đàm, 'Thuốc giảm đau chống viêm và các phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý”, Nhà xuất bản Y học, pp. 335-526, 2017.
[12] Y. Afinogenova, A. Danve, T. Neogi, “Update on gout management: what is old and what is new”, Current Opinion in Rheumatology, vol. 34, no. 2, pp. 118–124, 2022.
DOI: https://doi.org/10.1097/BOR.0000000000000861[13] N. Dubchack, G. F. Falasca, “New and improved strategies for the treatment of gout”, International Journal of Nephrology and Renovascular Disease, vol. 3, pp. 145–166, 2010.
DOI: https://doi.org/10.2147/IJNRD.S6048[14] N.T.T. Hương, N.T. N. Yến, T.T. Được, “Tác dụng kháng viêm của cao chiết cồn từ thân rễ loài Thiên niên kiện Homalomena cochinchinensis”, Tạp chí Dược liệu tập, 29, số 1, 41-47, 2024.
[15] D. G. Demsie, E. M. Yimer, A. H. Berhe, D. F. Berhe, “Anti-nociceptive and anti-inflammatory activities of crude root extract and solvent fractions of Cucumis ficifolius in mice model”, Journal of Pain Research, vol. 12, pp. 1399 – 1409, 2019.
DOI: https://doi.org/10.2147/JPR.S193029[16] V. H. Thien, L. N. Tam, H. N. T. An, V. H. Sang, L. T. Tho, C. H. Van, T. H. A. Vu, N. Q. Hung, “Chemical composition and antibacterial activities of essential oils from rhizomes and aerial parts of Homalomena cochinchinensis (Araceae)”, Natural Product Research, vol. 36, no. 12, pp. 3129-3132, 2022.
DOI: https://doi.org/10.1080/14786419.2021.1939333[17] A. C. Bernardes, G. B. Coelho, M. C. de P. M. Araújo, D. A. Guimaraes, “In vivo anti-hyperuricemic activity of sesquiterpene lactones from Lychnophora species”, Revista Brasileira de Farmacognosia, vol. 29, no. 2, pp. 241-245, 2019.
DOI: https://doi.org/10.1016/j.bjp.2018.12.008Tải xuống
Tải xuống: 86