Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị hen phế quản nội trú tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Ngọc Yến Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Nguyễn Xuân Tiến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố
  • Lê Thị Tường Vi Bệnh viện Nhi đồng Thành phố
  • Lê Thanh Chi Bệnh viện Nhi đồng Thành phố
  • Phạm Cảnh Em Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS.31.2024.678

Từ khóa:

hen phế quản, nội trú, SABA, corticosteroid, bệnh nhi

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hen suyễn là một bệnh mãn tính phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên hơn người lớn, đặc biệt là do bệnh khởi phát sớm và các triệu chứng đa dạng. Ngoài ra, hen suyễn cũng là nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở trẻ em. Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá tình hình sử dụng thuốc trong hồ sơ bệnh án điều trị hen phế quản nội trú ở trẻ em. Phương pháp: Nghiên cứu này sử dụng phương pháp hồi cứu mô tả cắt ngang dựa trên 165 hồ sơ bệnh án. Kết quả: Bệnh nhi có tiền sử hen và điều trị hen trước khi nhập viện được ghi nhận tỷ lệ cao lần lượt là 39.4% và 36.4%. Phần lớn bệnh nhi còn tỉnh táo, có mức độ hen trung bình và được chỉ định các xét nghiệm chẩn đoán như SpO2, X - quang ngực, CRP và bạch cầu. Các triệu chứng như tức ngực, khò khè, khó thở và ho chiếm tỷ lệ lớn hơn 70%. Các loại thuốc chính thường sử dụng trong điều trị cắt cơn bao gồm đơn trị SABA và phối hợp SABA+Ipratropium (SABA+IP). Ngoài ra, liệu pháp phối hợp SABA+IP/SABA + ICS (budesonid) + corticosteroid (PO/IV) được sử dụng phổ biến trong điều trị duy trì với tỷ lệ 63.6%. Trong khi đó, bệnh nhi thường được kê đơn pMDI-FLU (39.4%) để dự phòng hen. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh trong điều trị hen nội trú cao (60.6%) với các thuốc phổ biến như cefotaxim (36.4%) và amoxicillin/ acid clavulanic (18.2%) do tình trạng viêm thường xảy ra ở trẻ hen. Đặc biệt, tất cả bệnh nhi đều được kê đơn thuốc điều trị hen hợp lý về mức độ, liều và khoảng cách liều với kết quả điều trị tốt (đỡ - 87.9% và khỏi bệnh - 12.1%) và tỷ lệ tái nhập viện (<5 ngày) thấp (9.1%). Hơn nữa, một số yếu tố thể hiện mối liên quan với kết quả điều trị hen bao gồm giới tính, nhóm tuổi, thừa cân, mức độ hen, số ngày hỗ trợ oxy, rale ẩm, cắt cơn và bậc hen. Kết luận: SABA, kháng sinh và corticosteroid là những thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị cắt cơn, duy trì và dự phòng ở bệnh nhi hen phế quản nội trú. Sau khi xuất viện, cần đánh giá toàn diện việc kiểm soát hen ở bệnh nhi có mức độ từ trung bình đến nặng.

Abstract

Background: Asthma is a more common chronic disease among children and youths than adults, particularly due to its early age of onset and diverse symptoms. In addition, asthma is also the leading cause of disease burden among children. Objective: This study aimed to evaluate the drug use in the medical records of inpatient asthma treatment in children. Method: The present study used a cross-sectional descriptive retrospective method based on 165 medical records. Results: Pediatric patients with an asthma history and asthma treatment before admission were recorded at a high rate of 39.4% and 36.4%, respectively. The majority of pediatric patients are conscious, have average asthma severity, and are prescribed diagnostic tests such as SpO2, chest X-ray, CRP, and WBC. Symptoms such as chest tightness, wheezing, shortness of breath, and cough are found in proportions greater than 70%. The main drugs commonly used in asthma exacerbation treatment include SABA monotherapy and SABA+Ipratropium (SABA+IP) combination therapy. In addition, SABA+IP/SABA + ICS (budesonide) + corticosteroid (PO/IV) combination therapy is commonly used in inpatient asthma maintenance treatment with a proportion of 63.6%. Meanwhile, pediatric patients were often prescribed pMDI-FLU (39.4%) for asthma prophylaxis. The rate of antibiotic use receiving inpatient asthma treatment is high (60.6%) with common drugs such as cefotaxime (36.4%) and amoxicillin/clavulanic acid (18.2%) due to inflammation often occurring in asthmatic children. In particular, all pediatric patients were properly prescribed asthma treatment medication in terms of level/ step, dose, and dose interval with good treatment results (improvement - 87.9% and cure - 12.1%) and hospital re-admission (<5 days) with a low rate (9.1%). Moreover, some factors showed a relationship with the results of inpatient asthma treatment including gender, age group, overweight, asthma level, days of oxygen support, wet rale, treatment of acute exacerbation (p = 0.013), and asthma step. Conclusion: SABA, antibiotics, and corticosteroids are the most commonly used drugs in acute exacerbation, maintenance, and prophylaxis treatment in bronchial asthma pediatric inpatients. After hospital discharge, a comprehensive assessment of asthma control in moderate to severe pediatric patients is necessary.

Tài liệu tham khảo

[1] Global Initiative for Asthma, “Global Strategy for Asthma Management and Prevention,” 2022. Available online: https://ginasthma.org/gina-reports [(accessed on 1 July 2023)].

[2] A. Papi, C. Brightling, S.E. Pedersen and H.K. Reddel, “Asthma,” Lancet, vol. 391, pp. 783-800, 2018.

DOI: https://doi.org/10.1016/S0140-6736(17)33311-1

[3] E.E. Barsky, L.M. Giancola, S.N. Baxi and J.M. Gaffin, “A Practical Approach to Severe Asthma in Children,” Ann. Am. Thorac. Soc., vol. 15, pp. 399, 2018.

DOI: https://doi.org/10.1513/AnnalsATS.201708-637FR

[4] J. Lozano, B. Nafria and L. Alsina, “The long road to biologic therapies for asthma in pediatric patients,” Arch. Bronconeumol., vol. 57, pp. 249-250, 2021.

DOI: https://doi.org/10.1016/j.arbr.2020.08.013

[5] T. L. T. Vi, P. C. Em and D.T. D. Nguyen, “Evaluation of children's antibiotics use for outpatient pneumonia treatment in Vietnam,” Braz J Infect Dis., vol. 28(4), p. 103839, 2024. DOI: 10.1016/j.bjid.2024.103839.

DOI: https://doi.org/10.1016/j.bjid.2024.103839

[6] Bộ Y tế Việt Nam, “Dược thư Quốc gia Việt Nam,” Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2023.

[7] Bộ Y tế Việt Nam, “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen trẻ em dưới 5 tuổi,” Quyết định 4888/QĐ-BYT, 2016.

[8] Bộ Y tế Việt Nam, “Danh mục Tương tác thuốc chống chỉ định trong thực hành lâm sàng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh,” Quyết định 5948/QĐ-BYT, 2021.

[9] M. H. H. Sa, N. Thắng, N. T. N. Nga và V. T. Lợi, “Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc hợp lý hen phế quản cấp ở bệnh nhi điều trị nội trú tại Bệnh viện sản - nhi Cà Mau năm 2022-2023,” Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 61, tr. 182-188, 2023.

DOI: https://doi.org/10.58490/ctump.2023i61.1280

[10] V. T. H. Phượng và N. T. N. Ngọc, “Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trên bệnh nhân hen phế quản điều trị nội trú tại Bệnh viện Trung ương Huế,” Tạp chí Dược học, tập 54(12), tr. 11-16, 2014.

[11] K. De Boeck, F. Vermeulen, I. Meyts,....and M. Proesmans, “Coprescription of antibiotics and asthma drugs in children,” Pediatrics, vol. 127, pp. 1022-1026, 2011.

DOI: https://doi.org/10.1542/peds.2009-3068

[12] M. E. Machado-Duque, A. Gaviria-Mendoza and L. F. Valladales-Restrepo, C. García-Nuncira, M. Laucho-Contreras, J.E. Machado-Alba, “Utilization patterns and trends in the use of medications for asthma in a cohort of colombian patients,” J Asthma Allergy, vol. 15, pp. 1347-1357, 2022.

DOI: https://doi.org/10.2147/JAA.S376929

Tải xuống

Số lượt xem: 531
Tải xuống: 48

Đã xuất bản

24.09.2024

Cách trích dẫn

[1]
N. T. N. Y. Nguyễn Thị Ngọc Yến, N. X. T. Nguyễn Xuân Tiến, L. T. T. V. Lê Thị Tường Vi, L. T. C. Lê Thanh Chi, và P. C. E. Phạm Cảnh Em, “Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị hen phế quản nội trú tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố”, HIUJS, vol 31, tr 175–184, tháng 9 2024.

Số

Chuyên mục

DƯỢC HỌC

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>