Tình hình sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật lấy thai tại Bệnh viện Chuyên Khoa Sản - Nhi Tỉnh Sóc Trăng

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Thu Hương Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Thái Thanh Quang Bệnh viện Chuyên Khoa Sản - Nhi Tỉnh Sóc Trăng
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS.24.2023.320

Từ khóa:

Kháng sinh, phẫu thuật lấy thai, Bệnh viện Chuyên Khoa Sản - Nhi Tỉnh Sóc Trăng

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn trong mổ lấy thai có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân. Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật lấy thai tại Bệnh viện Chuyên Khoa Sản-Nhi Tỉnh Sóc Trăng. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang, không can thiệp thông qua hồi cứu 200 bệnh án ra viện đạt các tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ. Thời gian lấy mẫu nghiên cứu từ ngày 01/06/2020 đến ngày 31/12/2020. Kết quả: Nhóm bệnh nhân từ 21-29 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (48.0%); 62,5% là sinh con lần 2; 6,5% bệnh nhân đã từng mổ một lần; 67.5% bệnh nhân được chỉ định mổ là do bất thường từ mẹ. Nhóm kháng sinh beta-lactam được sử dụng nhiều nhất (99%), trong đó amoxicilin chiếm tỷ lệ cao nhất (98%). Thời gian sử dụng kháng sinh dưới 7 ngày chiếm 69%. Bệnh nhân sử dụng kháng sinh đa trị liệu 2 thuốc có amoxicilin (72%). Chỉ có 1.5% trường hợp sử dụng kháng sinh dự phòng đúng thời điểm. Không ghi nhận có phản ứng phụ sau khi sử dụng kháng sinh. Kết luận: Việc sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật lấy thai đã được thực hiện hợp lý. Lưu ý giám sát việc sử dụng kháng sinh dự phòng để đảm bảo phù hợp với mỗi trường hợp cụ thể.

Abstract

Problem statement: It’s important to be aware of the risks of surgical abortion sepsis that can lead to serious problems in pregnant women health. Objective: To survey the use of antibiotics in surgical abortion at the Obstetrics and Pediatrics Specialty Hospital in Soc Trang Province. Subjects and methods: A cross-sectional, non-interventional study was conducted through retrospective review of hospital discharge records that met inclusion and exclusion criteria. The study period was from June 1, 2020 to December 31, 2020. Results: The study included 200 patients who underwent surgical abortion at the hospital. The highest proportion of patients (48.0%) were aged 21-29 years; 62.5% had a second gestation; 65.5% got previous surgical abortion, and 67.5% had indications for abortion due to maternal abnormalities. The beta-lactam antibiotic group was the most commonly used (99%), with amoxicillin being the most frequently used drug (98%). The majority of patients (69%) used antibiotics for less than 7 days. Combination therapy with amoxicillin was used in 72% of cases. Only 1.5% of cases began prophylactic antibiotic use at the correct time. No patients in the study experienced adverse reactions after antibiotic use. Conclusion: The use of antibiotics in surgical abortion was implemented properly. It is necessary to manage prophylactic antibiotics suitable for clinical cases.

Tài liệu tham khảo

[1] Trương Thanh Đức, “Chuyên đề về sử dụng kháng sinh”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, no. 1, pp. 72-77, 2016.

[2] Lamont RF, Sobel JD, Kusanovic J P, Vaisbuch E, Mazaki-Tovi S, Kim S K, Uldbjerg N, Romero R, “Current debate on the use of antibiotic prophylaxis for caesarean section”, British Journal of Obstetrics and Gynaecology, vol. 118, no. 2, pp.193-201, 2011.

DOI: https://doi.org/10.1111/j.1471-0528.2010.02729.x

[3] Trần Văn Hậu, Đỗ Thị Hồng Thủy, Trần Thị Thùy Trang, Lê Văn Tùng, Lâm Hoàng Tuấn, Phạm Thị Hà, và Trần Quốc Thái, “Sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật mổ lấy thai ở Bệnh viện đa khoa Huyện Thanh Ba, Phú Thọ”, Tạp chí Y học Thanh Hóa, tập 7, số 2, trang 65-72, 2019.

[4] D.W. Bratzler, E.P. Dellinger, K.M. Olsen, T. M. Perl, P. G. Auwaerter, M. K. Bolon et al., “Clinical practice guidelines for antimicrobial prophylaxis in surgery”, American Journal of Health-System Pharmacy, 70(3), 195-283, 2013.

DOI: https://doi.org/10.2146/ajhp120568

[5] Bộ Y Tế, “Hướng dẫn sử dụng kháng sinh”, (Ban hành kèm theo quyết định số 708//QĐ – BYT ngày 02/03/2015), tr.15-44, 2015.

[6] World Health Organization, "Global Guidelines for the Prevention of Surgical Site Infection", WHO Document Production Services, Geneva, Switzerland, 2nd ed., 2018.

[7] L. Dudley, S. Kuy, R. Fu, W.J. Boscardin, “Comparison of age distributions of surgical patients between the United States and a low-income country”, World Journal of Surgery, vol. 42, no.2, pp. 384-390, 2018.

[8] Lê Thị Hồng Vân, Nguyễn Thị Minh Tâm, Huỳnh Thanh Tú, “Khảo sát kết quả sử dụng kháng sinh dự phòng trong mổ lấy thai tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện Quân y 103”, Tạp chí Y – Dược học Quân sự, số 6, trang 101-105, 2018.

[9] Y.K. Chua, K.T. Lim, K.L. Abdullah, “Factors associated with successful vaginal birth after one cesarean section (VBAC) in Hospital Tengku Ampuan Afzan Kuantan”, Medical Journal of Malaysia, vol. 71, no.1, pp. 8-14, 2016.

[10] A. Prakash, M. Swamy, S. Padmanabha, P. Singh, “Vaginal birth after caesarean section”, International Journal of Reproduction, Contraception, Obstetrics and Gynecology, vol. 3, no.1, pp. 61-63, 2014.

[11] J.A. Martin, B.E. Hamilton, M.J.K. Osterman, A.K. Driscoll, P. Drake, “Births: Final data for 2018”, National Vital Statistics Reports, 68(13), 1-47, 2019.

[12] Nguyễn Thị Hương, “Yếu tố nguy cơ nhiễm trùng vết mổ ở phụ nữ phẫu thuật mổ lấy thai tại Bệnh viện Bạch Mai”, Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 20, số 3, trang 34-40, 2016.

[13] Trần Việt Tân, Ngô Đức Toàn, Nguyễn Thị Bạch Tuyết, Nguyễn Đỗ Nguyên, "Các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai tại Bệnh viện Từ Dũ", Y Học TP. Hồ Chí Minh, Phụ Bản Tập 23, Số 2, trang 170-176, 2019.

[14] Andrews WW, Hauth JC, Cliver SP, Savage K, Goldenberg RL, “Randomized clinical trial of extended spectrum antibiotic prophylaxis with coverage for Ureaplasma urealyticum to reduce postcesarean delivery endometritis”, Obstetrics & Gynecology, vol.101, pp. 1183–1189, 2003.

DOI: https://doi.org/10.1097/00006250-200306000-00010

[15] Hawn MT, Richman JS, Vick CC, Deierhoi RJ, Graham LA, Henderson WG, Itani K M F, “Timing of surgical antibiotic prophylaxis and the risk of surgical site infection”, JAMA Surgery, vol. 148, no.7, pp. 649-657, 2013.

DOI: https://doi.org/10.1001/jamasurg.2013.134

Tải xuống

Số lượt xem: 313
Tải xuống: 203

Đã xuất bản

06.07.2023

Cách trích dẫn

[1]
N. T. T. Hương và T. T. Quang, “Tình hình sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật lấy thai tại Bệnh viện Chuyên Khoa Sản - Nhi Tỉnh Sóc Trăng ”, HIUJS, vol 24, tr 117–124, tháng 7 2023.

Số

Chuyên mục

DƯỢC HỌC

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>