Tác dụng điều hòa đường huyết của cao chiết từ Lá cây bồ công anh (LACTUCA INDICA L., ASTERACEAE)

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Thu Hương Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Trần Thị Thu Hồng Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Trần Thị Được Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS.24.2023.317

Từ khóa:

Lá cây Bồ công anh (Lactuca indica L.), α-amylase và α-glucosidase, thử nghiệm dung nạp glucose trên chuột nhắt trắng

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Lá Bồ công anh (Lactuca indica L.) được sử dụng khá phổ biến tuy nhiên có ít công bố thực nghiệm về hiệu quả theo hướng kiểm soát bệnh đái tháo đường. Mục tiêu: Xác định cao chiết tiềm năng từ lá cây Bồ công anh có tác dụng điều hòa đường huyết trên thực nghiệm in vitro và in vivo. Đối tượng và phương pháp: Khảo sát in vitro hoạt tính ức chế α-amylase và α-glucosidase của các cao chiết nước và cao chiết ethanol 45% từ lá cây Bồ công anh. Nồng độ glucose máu sau thử nghiệm dung nạp glucose (2 g/kg) 30 phút-120 phút trên chuột nhắt trắng (Swiss albino) được áp dụng để đánh giá tác dụng của các cao chiết. Kết quả: Các cao chiết không thể hiện hoạt tính ức chế α-amylase. Cao chiết ethanol 45% thể hiện hoạt tính ức chế α-glucosidase với IC50 là 549,52 µg/mL (tương đương với acarbose) và tác dụng điều hòa glucose máu trong thử nghiệm dung nạp glucose (giảm 17.2-22.5%), điển hình hơn cao chiết nước (giảm 11-18%) ở các liều tương đương với 2.5 g dược liệu/kg. Tác dụng của cao chiết ethanol 45% từ lá Bồ công anh yếu hơn so với glibenclamide (5 mg/kg). Kết luận: Cao chiết ethanol 45% từ lá cây Bồ công anh thể hiện tác dụng ức chế α-glucosidase, ngăn ngừa tăng đường huyết và làm tăng khả năng dung nạp glucose điển hình.

Abstract

Background: Lactuca indica L. are widely used in traditional medicine but there is very little published research on its efficacy in diabetes management. Objective: Determining the potential extract which has hyperglycemia-preventive effect on experimental study. Methods: The in vitro assays of α-amylase and α-glucosidase were applied to study on the inhibitory enzyme activities of L. indica leaf extracts (aqueous extract and 45% ethanol extract). The blood glucose levels after 30-120 min of mouse oral glucose tolerance test (glucose 2 g/kg, per os) were measured to evaluate in vivo effect of these extracts. Results: The results of study showed that all of L. indica leaf extracts did not present α-amylase inhibitory activities. The results also demonstrated that 45% ethanol extract exhibited α-glucosidase inhibitory activities (with IC50 values of 549.52 μg/mL, equivalent to acarbose) and the modulating effect on blood glucose in oral glucose tolerance test (reducing by 17.2-22.5%) at the dose equivalent to 2.5 g raw materials/kg which were more significant than the aqueous extract (reducing by 11-18%). However, the effect of 45% ethanol L. indica leaf extract was less efficient than that of glibenclamide (5 mg/kg). Conclusions: The 45% ethanol L. indica leaf extract significantly possessed α-glucosidase inhibitory activity, hyperglycemia-preventing effect, and accelerating glucose tolerance.

Tài liệu tham khảo

[1] The IDF (International Diabetes Federation) Diabetes Atlas, “ The global diabetes prevalence”, Tenth edition 2021.

[2] S. Kumar, A. Mittal, D. Babu, A.Mittal, “Herbal Medicines for Diabetes Management and its Secondary Complications”, Current Diabetes Reviews, vol. 17, no. 4, pp. 437-456, 2021.

DOI: https://doi.org/10.2174/1573399816666201103143225

[3] Đỗ Tất Lợi, “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”. NXB Y học, pp.72-75, 2004.

[4] J. Hao, Y. Li, Y. Jia, Z. Wang, R. Rong, J. Bao, M. Zhao, Z. Fu, G. Ge, “Comparative Analysis of Major Flavonoids among Parts of Lactuca indica during Different Growth Periods”, Molecules, vol. 26, no. 24, pp.7445, 2021.

DOI: https://doi.org/10.3390/molecules26247445

[5] Viện Dược Liệu, “Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc từ thảo dược”, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, trang 355-368, 385-387, 2006.

[6] K. Li, F. Yao, Q. Xue, H. Fan, L. Yang, X. Li, L. Sun, Y. Liu, “Inhibitory effects against α-glucosidase and α-amylase of the flavonoids-rich extract from Scutellaria baicalensis shoots and interpretation of structure–activity relationship of its eight flavonoids by a refined assign-score method”, Chemistry Central Journal, vol.12, no. 82, 11 pages, 2018.

DOI: https://doi.org/10.1186/s13065-018-0445-y

[7] Viện Dược liệu, “Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc từ thảo dược”, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, pp. 199-207, 2006.

[8] S. Andrikopoulos, A.R. Blair, N. Deluca, B.C. Fam, J. Proietto, “Evaluating the glucose tolerance test in mice”, American Journal of Physiology-Endocrinology and Metabolism, vol. 295, pp. E1323–E1332, 2008.

DOI: https://doi.org/10.1152/ajpendo.90617.2008

[9] M.M. Tai, “A mathematical model for the determination of total area under glucose tolerance and other metabolic curves”, Diabetes Care, vol.17, no.2, 152-154, 1994.

DOI: https://doi.org/10.2337/diacare.17.2.152

[10] T. Rosanto, N. Marline, R. Noersal, “Phytochemical screening and antidiabetic activity test of extracts and fractions of Lactuca indica (L.) in streptozotocin-induced diabetic mice”, Asian Journal of Pharmaceutical Research and Development, vol. 8, no.3, pp. 62-65, 2020.

DOI: https://doi.org/10.22270/ajprd.v8i3.759

[11] American Diabetes Association (ADA), “2. Classification and Diagnosis of Diabetes: Standards of Medical Care in Diabete_2022”, Diabetes Care, vol. 45, Supplement_1, pp. S17–S38, 2022.

DOI: https://doi.org/10.2337/dc22-S002

[12] A. Riefflin, U. Ayyagari, S.E. Manley, R.R. Holman, J.C. Levy, “The effect of glibenclamide on insulin secretion at normal glucose concentrations”, Diabetologia, vol. 58, no.1, pp. 43-49, 2015.

DOI: https://doi.org/10.1007/s00125-014-3399-1

[13] C.I. Choi, H.J. Eom, K.H. Kim, “Antioxidant and α-glucosidase inhibitory phenolic constituents of Lactuca indica L.”, Russian Journal of Bioorganic Chemistry (Bioorganicheskaia Khimiia), vol. 42, no.3, pp. 310-315, 2016.

DOI: https://doi.org/10.1134/S1068162016030079

Tải xuống

Số lượt xem: 366
Tải xuống: 205

Đã xuất bản

06.07.2023

Cách trích dẫn

[1]
N. T. T. Hương, T. T. T. Hồng, và T. T. Được, “Tác dụng điều hòa đường huyết của cao chiết từ Lá cây bồ công anh (LACTUCA INDICA L., ASTERACEAE)”, HIUJS, vol 24, tr 91–100, tháng 7 2023.

Số

Chuyên mục

DƯỢC HỌC

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >>