Yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 ngoại trú
Các tác giả
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS2025003Từ khóa:
đái tháo đường tuýp 2, bệnh nhân điều trị ngoại trú, glucose huyết đói, HbA1cTóm tắt
Đặt vấn đề: Việc dùng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả giúp đạt mục tiêu trong kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ các thuốc sử dụng trên bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định và đánh giá hiệu quả trên glucose huyết đói và HbA1c đạt mục tiêu điều trị trong vòng 6 tháng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, theo dõi dọc và lấy mẫu hồi cứu 394 đơn thuốc của bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện từ tháng 01/2023 đến tháng 12/2023. Kết quả: Bệnh nhân có độ tuổi trung bình là 64.87 với tỷ lệ cao nhất ở nhóm tuổi ≥ 60 (71.3 %) và bệnh nhân nữ nhiều hơn nam (57.6% so với 42.4%). Rối loạn lipid máu và tăng huyết áp là 2 bệnh mắc kèm thường gặp lần lượt là 95.7% và 90.1%. Nhóm biguanid được sử dụng nhiều nhất (84.8%), tiếp đến là nhóm sulfonyurea (54.8%), acarbose (27.2%), insulin (24.6%), SGLT-2i (3.3%) và repaglinide chiếm tỷ lệ thấp nhất (2.0%). Bệnh nhân được chỉ định phối hợp 2 thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất (41.9%), trong đó metformin - gliclazide chiếm 29.7%. Giá trị glucose huyết đói trung bình của mẫu nghiên cứu khi so sánh giữa 2 thời điểm T0 và T6 (sau 6 tháng) có cải thiện và đạt ý nghĩa thống kê (p < 0.05). Ở phác đồ đơn trị có tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu glucose huyết đói và HbA1c cao vào thời điểm T0 có ý nghĩa thống kê (p < 0.05), lần lượt là 72.4% và 77.2%. Tỷ lệ đạt mục tiêu glucose huyết đói tăng ở thời điểm T6 (61.4% lên 68.3%), HbA1c giảm nhẹ (66.2% xuống 66.0%). Kết quả phân tích hồi quy logistic đơn biến cho thấy tuổi tác và nhóm bệnh mắc kèm có ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm soát HbA1c (p < 0.05). Kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy tuổi tác, số lượng bệnh mắc kèm và phác đồ điều trị là các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đạt HbA1c mục tiêu (p < 0.05). Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu cải thiện glucose huyết đói tăng từ sau 6 tháng, tuy nhiên HbA1c không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Mục tiêu điều trị cần được cá thể hóa, đối với bệnh nhân cao tuổi hoặc có bệnh lý kèm theo. Việc theo dõi FBG và HbA1c và hoạt tăng cường tư vấn và giáo dục bệnh nhân về tuân thủ điều trị là cần thiết trong kiểm soát bệnh lý đái tháo đường tuýp 2.
Từ khóa: Đái tháo đường tuýp 2, bệnh nhân điều trị ngoại trú, glucose huyết đói, HbA1c.
Abstract
Background: Effective blood glucose control in outpatients with type 2 diabetes is crucial to achieving treatment goals and preventing complications. Objectives: To determine the medication usage rate and evaluate treatment effectiveness based on fasting blood glucose and HbA1c after six months, while identifying related factors. Methods: A cross-sectional descriptive study was conducted on 394 prescriptions from outpatients diagnosed with type 2 diabetes at Nhan Dan Gia Dinh Hospital. Results and Discussion: The average age of patients was 64.87 ± 10.42 years, with 71.3% aged ≥ 60 and 57.6% being female. Common comorbidities included dyslipidemia (95.7%) and hypertension (90.1%). The most frequently used drug class was biguanides (84.8%), with two-drug combination therapy being the most common regimen (41.9%). The mean fasting blood glucose showed a statistically significant improvement after six months (p < 0.05), and the proportion of patients achieving target fasting glucose increased from 61.4% to 68.3%. In contrast, the proportion of patients achieving target HbA1c slightly decreased from 66.2% to 66.0%, indicating minimal improvement in long-term glycemic control. Logistic regression analysis revealed that age, comorbidities, and treatment regimen were significantly associated with achieving HbA1c targets (p < 0.05). Conclusion: Fasting blood glucose control improved significantly after six months, whereas HbA1c levels remained largely unchanged. This suggests the need for more comprehensive and sustained interventions to improve long-term glycemic control in outpatients with type 2 diabetes.
Tài liệu tham khảo
[1] Bộ Y tế, "Quyết định số: 5481/QĐ - BYT ngày 31/12/2020 về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường týp 2", 2020.
[2] American Diabetes Association, "Erratum: Standards of Care in Diabetes-2023 Abridged for Primary Care Providers. Clin Diabetes 2023; 41:4-31," Clin Diabetes, vol. 41, no. 2, pp. 328, 2023.
DOI: https://doi.org/10.2337/cd23-er02a[3] Dương Thị Mai Phương, Đinh Thị Huê, Nguyễn Hoàng Thanh, "Thực trạng kiểm soát đường huyết và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Nội Tiết Trung Ương năm 2022," Tạp chí Y học Việt Nam, tập. 527, số. 1, 2023.
DOI: https://doi.org/10.51298/vmj.v527i1.5704[4] Trần Bảo Bình, Diệp Thị Thanh Bình, Trần Quang Nam và cộng sự, "Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân cao tuổi điều trị ngoại trú tại phòng khám nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh," Hội Nội tiết và Đái tháo đường Miền Trung, số. 28, 2021.
[5] Nguyễn Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Bảo Anh, Đỗ Thị Thùy và cộng sự, "Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi ngoại trú tại Bệnh viện Quân Y 175," Tạp chí Y Dược Thực hành 175, tập. 36, số. 2, 2023.
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2023.227[6] Saeedi P, Petersohn I, Salpea P, et al., "Global and regional diabetes prevalence estimates for 2019 and projections for 2030 and 2045: Results from the International Diabetes Federation Diabetes Atlas, 9(th) edition," Diabetes Res Clin Pract, vol. 157, pp. 107843, 2019.
DOI: https://doi.org/10.1016/j.diabres.2019.107843[7] de Boer I. H, Bangalore S, Benetos A, et al., "Diabetes and Hypertension: A Position Statement by the American Diabetes Association," Diabetes Care, vol. 40, no. 9, pp. 1273-1284, 2017.
DOI: https://doi.org/10.2337/dci17-0026[8] Gnesin F T. A, Kähler LK, Madsbad S, Hemmingsen B, "Type 2 diabetes and metformin. First choice for monotherapy: weak evidence of efficacy but well-known and acceptable adverse effects," Prescrire Int, vol. 23, no. 154, pp. 269-272, 2014.
[9] Libianto R and Ekinci E I., "New Agents for the Treatment of Type 2 Diabetes," Crit Care Clin, vol. 35, no. 2, pp. 315-328, 2019.
DOI: https://doi.org/10.1016/j.ccc.2018.11.007[10] Fekadu G, Bula K, Bayisa G, et al., "Challenges And Factors Associated With Poor Glycemic Control Among Type 2 Diabetes Mellitus Patients At Nekemte Referral Hospital, Western Ethiopia," J Multidiscip Healthc, vol. 12, pp. 963-974, 2019.
DOI: https://doi.org/10.2147/JMDH.S232691[11] Broadbent E, Donkin L, and Stroh J. C., "Illness and treatment perceptions are associated with adherence to medications, diet, and exercise in diabetic patients" Diabetes Care, vol. 34, no. 2, pp. 338-340, 2011.
DOI: https://doi.org/10.2337/dc10-1779[12] Donnelly L. A, Doney A. S, Morris A. D, et al., "Long-term adherence to statin treatment in diabetes," Diabet Med, vol. 25, no. 7, pp. 850-855, 2008.
DOI: https://doi.org/10.1111/j.1464-5491.2008.02476.x[13] Fiseha T, Alemayehu E, Kassahun W, et al. (2018), "Factors associated with glycemic control among diabetic adult out-patients in Northeast Ethiopia," BMC Res Notes, vol. 11, no. 1, pp. 316, 2018.
DOI: https://doi.org/10.1186/s13104-018-3423-5[14] Grant R. W, Pirraglia P. A, Meigs J. B, and Singer D. E, "Trends in complexity of diabetes care in the United States from 1991 to 2000," Arch Intern Med, vol. 164, no. 10, pp. 1134-1139, 2004.
DOI: https://doi.org/10.1001/archinte.164.10.1134[15] Mateo J. F, Gil-Guillén V. F, Mateo E. et al., "Multifactorial approach and adherence to prescribed oral medications in patients with type 2 diabetes," Int J Clin Pract, vol. 60, no. 4, pp. 422-428, 2006.
DOI: https://doi.org/10.1111/j.1368-5031.2006.00799.xTải xuống
Tải xuống: 24