Văn hóa phồn thực trong tác phẩm hội họa, điêu khắc Việt Nam

Các tác giả

  • Nguyễn Minh Trúc Sơn Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Lê Văn Thanh Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS.30.2024.652

Từ khóa:

biểu tượng, hình tượng, văn hóa phồn thực, mỹ thuật, tín ngưỡng

Tóm tắt

Văn hóa phồn thực phát triển rất phong phú và đa dạng tại Việt Nam. Đây còn là tín ngưỡng được thể hiện rõ nhất trong các lễ hội diễn ra vào mùa xuân, mùa của sự sinh sôi, nảy nở. Qua ý niệm trên về hình tượng phồn thực được các họa sĩ, nhà điêu khắc đã biến tấu và thể hiện trong mỹ thuật tranh, tượng. Các tác phẩm tranh, tượng thường thể hiện các biểu tượng, hình ảnh liên quan đến tín ngưỡng phồn thực, phản ánh tâm hồn và tư duy của người dân. Mỹ thuật còn là một công cụ truyền thông qua hình thức thị giác để bảo tồn văn hóa, bảo tồn các phong tục, nghi lễ và câu chuyện truyền thống không thể thiếu trong bản sắc của một cộng đồng, thể hiện văn hóa phồn thực thông qua mỹ thuật nhằm phát triển về văn hóa và quảng bá bản sắc văn hóa độc đáo của Việt Nam với thế giới. Tóm lại, yếu tố văn hóa phồn thực trong mỹ thuật tranh, tượng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay bao gồm sự cân bằng giữa bảo tồn di sản văn hóa phong phú và thích ứng với những ảnh hưởng đương đại. Quá trình này góp phần tạo nên cảnh quan sống động và đa dạng của nghệ thuật Việt Nam.

Abstract

Fertility culture of prosperity has developed very richly and diversely in Vietnam. This is also the belief that is most clearly expressed in festivals that take place in spring, the season of proliferation and flourishing. Through the above concept of a prosperous image, painters and sculptors have transformed and expressed in painting and sculpture. Paintings and statues often show symbols and images related to prosperous beliefs, reflecting the soul and thinking of the people. Fine arts are also a visual communication tool to preserve culture, preserve customs, rituals and traditional stories that are indispensable in the identity of a community, express a prosperous culture through fine arts in order to develop culture and promote Vietnam's unique cultural identity to the world. In summary, the cultural element of prosperity in painting and sculpture in Vietnam in the current period includes a balance between preserving rich cultural heritage and adapting to contemporary influences. This process contributes to the vibrant and diverse landscape of Vietnamese art.

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyên Hưng, “Nhìn lại lịch sử tranh khỏa thân”, Tuần san SGGP, số 349, tr.8, 1997.

[2] Lý Khắc Cung, “Văn hóa phồn thực Việt Nam”. Hà Nội: Nxb Dân Trí, 2010.

[3] DK, “Bách khoa thư về nghệ thuật”. Hà Nội: Nxb Dân Trí, 2022.

[4] Phan Cẩm Thượng và Nguyễn Anh Tuấn biên soạn, “Những tác phẩm quan trọng và vô giá của hội họa Việt Nam hiện đại”. Hà Nội: Nxb Mỹ Thuật, 2010.

[5] Hà Trang Thụy Khê, “Lê Thị Lựu, Ấn tượng hoàng hôn”. Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb Tổng Hợp, 2019.

[6] Bùi Tiến Tuấn, “Nguyệt sáng trong gương”. Hà Nội: Nxb Mỹ Thuật, 2021.

[7] Nguyễn Văn Cương, “Mỹ thuật đình làng đồng bằng Bắc Bộ”. Nxb VHTT, 2006.

[8] Hà Hương, “Nét Phồn thực của gốm”, 2/11/2010. [Trực tuyến]. Địa chỉ: https://tuoitre.vn/net- phon-thuc-cua-gom-408732.htm. [Truy cập ngày 5/3/2024].

[9] VOA, “Tượng con giáp khỏa thân ở Việt Nam lên báo nước ngoài”, 8/4/2018. [Trực tuyến]. Địa chỉ: https://www.voatiengviet.com/a/tuong-con-giap-khoa-than-o-viet-nam-len-bao-nuoc-ngoai/4337689.html. [ Truy cập ngày 5/3/2024].

[10] Uông Thị Bích Ngọc, “1000 tượng cổ “tình yêu”, 29/4/2011. [Trực tuyến]. Địa chỉ: https://baotanglichsu.vn
/vi/Articles/3096/8088/1000-tuong-co-tinh-yeu.html. [Truy cập ngày 5/3/2024].

[11] Việt Văn, “Triết lý cuộc sống qua nghệ thuật khỏa thân”, 23/12/2020. [Trực tuyến]. Địa chỉ: https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/triet-ly-ve-cuoc-song-qua-nghe-thuat-khoa-than-864500.ldo. [Truy cập ngày 6/3/2024].

[12] Nguyễn Duy Hinh, “Người Chăm xưa và nay”. Hà Nội: Nxb Từ Điển Bách Khoa &Viện Văn hóa, Hà Nội, 2010.

[13] Trần Phong, “Tượng gỗ Tây Nguyên”. Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb Thế Giới, 2020.

[14] Đỗ Lai Thúy, “Hồ Xuân Hương, Hoài niệm phồn thực”. Nxb Văn học, 2010

Tải xuống

Số lượt xem: 459
Tải xuống: 9

Đã xuất bản

24.07.2024

Cách trích dẫn

[1]
N. M. T. S. Nguyễn Minh Trúc Sơn và L. V. T. Lê Văn Thanh, “Văn hóa phồn thực trong tác phẩm hội họa, điêu khắc Việt Nam”, HIUJS, vol 30, tr 139–148, tháng 7 2024.

Số

Chuyên mục

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN