Khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật ung thư đại tràng tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2023
Các tác giả
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS.29.2024.609Từ khóa:
phẫu thuật đại tràng, kháng sinh, Bệnh viện Chợ RẫyTóm tắt
Đặt vấn đề: Ung thư đại tràng là bệnh lý phổ biến và nguy hiểm trên thế giới. Trong quá trình điều trị cắt đại tràng do ung thư, việc sử dụng kháng sinh là rất quan trọng. Vì vậy, khảo sát sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật đại tràng là cần thiết. Mục tiêu: Khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật cắt đại tràng tại Khoa Ngoại Tiêu hóa (Bệnh viện Chợ Rẫy). Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, hồi cứu hồ sơ bệnh án thỏa tiêu chí chọn mẫu trong giai đoạn 01/2023 đến 06/2023. Kết quả: Khảo sát 172 hồ sơ bệnh án với đặc điểm mẫu nghiên cứu tỷ lệ nam:nữ là 1.42:1 với 58.14% trên 60 tuổi, 72.46% BMI bình thường, 85.96% mổ chương trình, 87.14% phẫu thuật nội soi, 88.27% phẫu thuật sạch nhiễm, 90.12% người bệnh ổn định ra viện, 98.69% sử dụng kháng sinh dự phòng và 67.86% sử dụng kháng sinh điều trị. Đường dùng là tiêm tĩnh mạch và tiêm truyền. Đa số liều dùng và đường dùng phù hợp với các khuyến cáo. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm khuẩn vùng mổ là không có, đa số người bệnh đều ổn xuất viện. Các yếu tố liên quan đến tăng tỷ lệ nhiễm trùng vùng mổ chưa được ghi nhận nghiêm túc. Phác đồ đơn trị được ưu tiên lựa chọn trong dự phòng và điều trị. Kháng sinh cefazolin và ertapenem được ưu tiên lựa chọn trong dự phòng và điều trị. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh dự phòng và điều trị chưa phù hợp theo hướng dẫn của Bộ Y tế (BYT), Bệnh viện Chợ Rẫy còn cao. Tỷ lệ chuyển đổi kháng sinh trong quá trình điều trị ghi nhận chưa hoàn toàn phù hợp với các khuyến cáo.
Tài liệu tham khảo
[1] WHO, "Globocan 2020 - Colorectal cancer," 2020.
[2] Bệnh viện Chợ Rẫy, "Tài liệu hội nghị phẫu thuật ung thư đại tràng khu vực Đông Nam Á (ASEAN) tổ chức ngày 2-12 tại Tp. HCM," 2022.
[3] S. Elgohari, S. Thelwall, T. Lamagni, E. Sheridan, and A. Charlett, "Surveillance of surgical site infections in NHS hospitals in England," Public Health England, vol. 29. 2014.
[4] Bộ Y Tế, "Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ" ban hành theo Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27/09/2012.
[5] G. M Susla, "Hiệu quả của chương trình quản lý kháng sinh trong việc kiểm soát sử dụng kháng sinh tại Khoa Hồi sức tích cực và dự phòng trong phẫu thuật," 2018.
[6] WHO, Global guidelines for the prevention of surgical site infection. World Health Organization, 2016.
[7] Phạm Thị Kim Huệ, Đặng Nguyễn Đoan Trang, "Khảo sát việc sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật Sạch, Sạch nhiễm tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh", Y học TP. Hồ Chí Minh, 22(1), tr. 83-88, 2018.
[8] Nguyễn Việt Hùng, "Nghiên cứu nhiễm khuẩn vết mổ tại các Khoa Ngoại Bệnh viện tỉnh Ninh Bình năm 2010," Y học thực hành, số 4, 26-28, 2011.
[9] Trần Phùng Dũng Tiến, Lâm Việt Trung, "Nhiễm trùng vết mổ ở người bệnh phẫu thuật đại tràng tại Bệnh viện Chợ Rẫy," Tạp chí Y học Tp. HCM, Phụ bản tập 3, số 3, 326-329, 2019.
[10] Nagata K, Yamada K, Shinozaki T, et al., “Effect of Antimicrobial Prophylaxis Duration on Health Care-Associated Infections After Clean Orthopedic Surgery: A Cluster Randomized Trial”. JAMA network open. 2022, 5(4), e226095. doi:10.1001/jamanetworkopen.2022.6095
DOI: https://doi.org/10.1001/jamanetworkopen.2022.6095[11] Nguyễn Thanh Lâm, "Khảo sát về tình hình sử dụng kháng sinh và sự đề kháng kháng sinh tại khoa nội tổng hợp bệnh viện trường đại học y dược cần thơ năm 2021-2022", Tạp Chí Y Dược học Cần Thơ, số 60, tr. 59-64, 2023
DOI: https://doi.org/10.58490/ctump.2023i60.448[12] Nguyễn Việt Hùng,“Phân tích thực trạng tiêu thụ kháng sinh và việc sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên”, Luận văn thạc sỹ Dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội, 2019.
[13] Bộ Y Tế, "Hướng dẫn sử dụng kháng sinh" ban hành kèm theo Quyết định số 708/QĐ-BYT ngày 02/3/2015.
Tải xuống
Tải xuống: 103