Đối sánh danh mục hoạt chất của thuốc được cấp số đăng ký và thuốc thiết yếu Việt Nam giai đoạn 2015 - 2019

Các tác giả

  • Lưu Gia Linh Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Phan Nguyễn Biểu Tâm Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đỗ Quang Dương Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Thị Thiện Trâm Viện nghiên cứu ứng dụng và đánh giá công nghệ y tế
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS.24.2023.313

Từ khóa:

thuốc thiết yếu, đăng ký thuốc, số đăng ký, Việt Nam

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Với tầm quan trọng của thuốc thiết yếu đối với chăm sóc sức khỏe toàn dân và sự gia tăng số lượng số đăng ký (SĐK) thuốc tại Việt Nam, việc đối sánh danh mục hoạt chất (HC) của thuốc được cấp SĐK và thuốc thiết yếu là vô cùng cần thiết. Mục tiêu: Đối sánh danh mục HC của thuốc được cấp SĐK và thuốc thiết yếu tại Việt Nam giai đoạn 2015-2019. Phương pháp: Mô tả cắt ngang, hồi cứu dữ liệu cấp SĐK lưu hành của thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, vắc xin và sinh phẩm giai đoạn 2015-2019 và so sánh với Danh mục thuốc thiết yếu do Bộ Y tế ban hành theo Thông tư 19/2018/TT-BYT. Kết quả: Có 6/29 nhóm thuốc điều trị đạt 100% hoạt chất có SĐK toàn giai đoạn nghiên cứu, các nhóm còn lại có tỷ lệ hoạt chất có SĐK dao động từ 37.5 - 91.7%. Số lượng SĐK bình quân trên HC có SĐK cao hơn ở thuốc trong nước (dao động từ 7.5 đến 9.8) so với thuốc nước ngoài (dao động từ 2.7 đến 4.0). Theo số lượng SĐK, có đến 103 HC không có SĐK (chiếm tỷ lệ 21.4%) trong khi 128 HC có trên 20 SĐK (chiếm tỷ lệ 26.6%). Kết luận: Các chính sách hỗ trợ nghiên cứu và sản xuất các HC chưa có SĐK cần được thúc đẩy nhằm đáp ứng danh mục thuốc thiết yếu tại Việt Nam.

Abstract

Background: Given the importance of essential drugs in population health care and the increase in the number of drug registration numbers in Vietnam, a comparison of the list of active elements that granted registered number and essential drugs is necessary. As a result, providing a scientific foundation to assist policymakers and drug manufacturers in formulating management strategies and developing medicine products in Vietnam. Objectives: Comparison the list of active elements of drugs that granted registration numbers and essential drugs in Vietnam in the period of 2015-2019. Materials and method: Cross-sectional description and retrospective data on registries of pharmaceutical drugs, herbal drugs, vaccines, and biological products period 2015-2019 and compared with the list of essential drugs in Vietnam. Results: There are 6/29 therapeutic groups of drugs with 100% active elements that were granted registration numbers for the entire study period; the remaining groups have a proportion of active ingredients with registration numbers ranging from 37,5 to 91,7%. The average number of registrations on active elements is higher in domestic drugs (ranging from 7,5 to 9,8) than for foreign drugs (ranging from 2,7 to 4,0). According to the number of registration numbers, there are 103 active elements without a registration number (accounting for 21,4%) while 128 active ingredients have more than 20 registered numbers (accounting for 26,6%). Conclusion: Policies supporting research and manufacture of unregistered active elements should be encouraged to respond to the list of essential drugs in Vietnam.

Tài liệu tham khảo

[1] J. A. Greene, "When did medicines become essential?," (in eng), Bull World Health Organ, vol. 88, no. 7, p. 483, Jul 1 2010.

DOI: https://doi.org/10.2471/BLT.10.079970

[2] E. Magnússon, "Essential Medicines in Developing Countries - Health Care Service in low-Income Countries, Conference Hall Askja, University of Iceland," 29/9/2006.

[3] Trần Thị Thoa, "Nghiên cứu thực trạng và tính công bằng trong tiếp cận và sử dụng thuốc, thuốc thiết yếu tại tuyến xã," Luận án Tiến sĩ Dược học, Đại học Dược Hà Nội, 2012.

[4] Thủ tướng Chính Phủ, "Phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.," 2014.

[5] Bộ Y tế, "Thông tư 19/2018/TT-BYT ban hành ngày 30/8/2018 "Ban hành danh mục thuốc thiết yếu", 2018.

[6] Bộ Y tế, "Công văn 11599/QLD-ĐK của Cục Quản lý Dược về việc đăng ký lưu hành thuốc trong nước chưa có số đăng ký," 2015.

Tải xuống

Số lượt xem: 96
Tải xuống: 69

Đã xuất bản

06.07.2023

Cách trích dẫn

[1]
G. L. Lưu, N. B. T. Phan, Q. D. Đỗ, và T. T. T. Nguyễn, “Đối sánh danh mục hoạt chất của thuốc được cấp số đăng ký và thuốc thiết yếu Việt Nam giai đoạn 2015 - 2019”, HIUJS, vol 24, tr 55–62, tháng 7 2023.

Số

Chuyên mục

DƯỢC HỌC