Ý ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRẺ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Các tác giả
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS.KHTT.2024.040Từ khóa:
kinh tế xanh, ý định sử dụng, ví điện tử, người tiêu dùng trẻTóm tắt
Là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam và các doanh nghiệp hiện nay thúc đẩy phát triển kinh tế xanh. Việc sử dụng ví điện tử là một trong những giải pháp giảm thiểu năng lượng tiêu thụ và phát thải khí carbon, đồng thời nâng cao chất lượng đời sống con người. Nghiên cứu nhằm khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của người tiêu dùng trẻ trong độ tuổi từ 18 đến 25 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp gồm: thảo luận nhóm với 5 chuyên gia và khảo sát 228 người tiêu dùng. Dữ liệu được phân tích thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tương thích và sự cam kết phát triển bền vững của thương hiệu có tác động thuận chiều đến ý định sử dụng ví điện tử của người tiêu dùng. Đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp kinh doanh ví điện tử gồm: nâng cao sự tương thích nhằm tạo ra trải nghiệm sử dụng tích cực cho người dùng ví điện tử; xây dựng các chiến dịch vì môi trường, cộng đồng và xã hội, cho phép người dùng chung tay làm việc tốt.
Abstract
As one of the countries most affected by climate change, the Vietnamese Government and businesses are currently promoting green economic development. The use of e-wallets is one of the solutions to reduce energy consumption and carbon emissions, while improving the quality of human life. The research aims to explore factors that influence the intention to use e-wallets of young consumers between the ages of 18 and 25 in Ho Chi Minh City. The research uses mixed research methods including: group discussion with 5 experts and survey of 228 consumers. Data were analyzed with descriptive statistics, exploratory factor analysis and regression analysis. Research results show that brand compatibility and commitment to sustainable development have a positive impact on consumers’ intention to use e-wallets. Proposed solutions for e-wallet businesses include: improving compatibility to create a positive usage experience for e-wallet users; building campaigns for the environment, community and society, allowing users to join hands to do good.
Tài liệu tham khảo
[1] Brandwatch, “Consumer Trends for 2023,” 2023.
[2] Acclime Vietnam and Kantar Worldpanel, “The e-commerce pivot in Vietnam,” 2022.
[3] Visa and CLEAR, “New horizon for payments in our hyper-digital age. Consumer payment attitude study,” 2023.
[4] N. N. D. PHUONG, L. T. LUAN, V. Van DONG and N. L. N. KHANH, “Examining customers’ continuance intentions towards e-wallet usage: The emergence of mobile payment acceptance in Vietnam,” The Journal of Asian Finance, Economics and Business (JAFEB), Vol. 7, No. 9, pp.505-516, 2020.
DOI: https://doi.org/10.13106/jafeb.2020.vol7.no9.505[5] O. T. K. Nguyen and H. T. Nguyen, “IMPACTS OF PROMOTIONAL BENEFIT ON ACTUAL USE BEHAVIOR OF MOBILE WALLET: EVIDENCE FROM VIETNAM,” International Journal of eBusiness and eGovernment Studies, Vol. 14, No. 3, pp.530-559, 2022.
[6] H. Hoang and T. T. Le, “The role of promotion in mobile wallet adoption–a research,” in Vietnam. Adv. Sci. Technol. Eng. Syst, Vol. 5, No. 6, pp.290-298, 2020.
DOI: https://doi.org/10.25046/aj050635[7] J.F Hair Jr, M. Sarstedt, L. Hopkins and V. G. Kuppelwieser, “Partial least squares structural equation modeling (PLS-SEM): An emerging tool in business research,” European business review, Vol. 26, No. 2, pp.106-121, 2014.
DOI: https://doi.org/10.1108/EBR-10-2013-0128Tải xuống
Tải xuống: 701