Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh trầm cảm tại Bệnh viện Tâm thần Thành phố Cần Thơ năm 2023

Các tác giả

  • Nguyễn Ngọc Thanh Trường Đại học Tây Đô
  • Phan Hùng Duy Hậu Trường Đại học Tây Đô
  • Trần Thị Thu Hồng Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Nguyễn Thị Thu Hương Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS.27.2024.575

Từ khóa:

Bệnh viện Tâm thần Thành phố Cần Thơ, sử dụng thuốc, trầm cảm, tương tác thuốc

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Việc sử dụng thuốc điều trị trầm cảm hiệu quả có vai trò quan trọng trong cải thiện sức khỏe tâm thần và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ các nhóm thuốc điều trị, đơn thuốc có tương tác thuốc và phân tích các yếu tố có nguy cơ gây tương tác thuốc. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp cắt ngang mô tả và hồi cứu các đơn thuốc ngoại trú với cỡ mẫu là 329 được thu thập từ 01/01/2023 đến 01/10/2023 tại Bệnh viện Tâm thần Thành phố Cần Thơ. Kết quả: Tỷ lệ người bệnh nữ chiếm 69.6%. Tuổi trung bình của người bệnh là 47.13 tuổi. Nhóm tuổi mắc bệnh nhiều nhất là 40-59 tuổi (40.7%). Số đơn thuốc có dưới 5 loại thuốc chiếm 67.5%. Nhóm thuốc SSRI chiếm tỷ lệ 87.2%, tiếp đến là nhóm thuốc TCA chiếm 31.9%. Sertralin và amitriptylin là hai hoạt chất thường được lựa chọn. Phác đồ đơn trị liệu chiếm 79.9%. Tỷ lệ đơn thuốc có ít nhất 1 cặp tương tác thuốc là 71.4%. Giới tính nam và số lượng thuốc trên đơn > 5 là hai yếu tố nguy cơ cao gặp tương tác thuốc với p < 0.001. Kết luận: Tình hình sử dụng thuốc điều trị trầm cảm cơ bản tuân thủ theo khuyến cáo. Tỷ lệ tương tác thuốc tiềm ẩn cao, đặc biệt ở người bệnh nam và đơn thuốc có nhiều thuốc.

Abstract

Problem statement: Effective drug use for the treatment of depression plays an important role in the management of depression, improving patients' mental health and quality of life. Objectives: To determine the rate of drug prescription, treatment therapy, drug interaction, and factors related to drug interaction. Methods: A retrospective, cross-sectional descriptive study design was utilized. The sample size was calculated to be 329 outpatient prescriptions. Data collection was conducted from January 1st, 2023 to October 1st, 2023 at Can Tho Mental Hospital. Results: The results showed that the proportion of female patients was 69.6%. The mean age of patients was 47.13 years old. The most common age group was 40-59 years old, accounting for 40.7%. Most prescriptions had ≤ 5 drugs, accounting for 67.5%. Selective serotonin reuptake inhibitors (SSRIs) accounted for the highest rate of 87.2%, followed by tricyclic antidepressants (TCA) at 31.9%. Sertraline and amitriptyline were the two most prescribed active ingredients. Monotherapy regimen predominated with 79.9%. The proportion of prescriptions having at least one potential drug-drug interaction was 71.4%. Male gender and number of drugs per prescription > 5 were two risk factors associated with drug interactions with p < 0.001. Conclusion: The utilization of medications in depressive outpatients generally adhered to recommendations. The rate of drug interaction was high, especially in male patients with polypharmacy prescriptions.

Tài liệu tham khảo

[1] World Health Organization, “Depression”, 2023, [Online], Availabe: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/depression [Accessed September 20, 2023].

[2] Y. Chen and L. Ding, “Potential drug-drug interactions in outpatients with depression of a psychiatry department”, Saudi Pharmaceutical Journal, vol. 31, no. 2, pp. 207-213, 2023.

DOI: https://doi.org/10.1016/j.jsps.2022.12.004

[3] Võ Phùng Nguyên, Phạm Phương Hạnh, Phan Quang Khải, Phạm Trần Thu Trang, Cẩm nang Thực hành Y học chứng cứ, Hà Nội: Nxb Thanh niên, 2020.

[4] Nguyễn Mạnh Tuấn, “Thực trạng stress, trầm cảm, lo âu của nhân viên y tế tại Bệnh viện Trưng Vương Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 22, Số 6, tr. 71-79, 2018.

[5] Huỳnh Ngọc Cương, “Thực trạng stress, trầm cảm, lo âu của nhân viên tại Bệnh viện Quân Dân Y Miền Đông năm 2019”, Tạp chí Dược thực hành, Tập 175, Số 20, tr. 48-58, 2019.

[6] Nguyễn Thị Hoàng Oanh, Lê Thị Huỳnh Mai, Nguyễn Đình Viễn, Nguyễn Phương Thảo, Phạm Nguyên Quý, “Đặc điểm lâm sàng, cách điều trị và kết quả điều trị người bệnh trầm cảm kháng trị tại Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng”, Tạp chí Sức khỏe tâm thần, Tập 13, Số 1, tr. 25-32, 2019.

[7] Nguyễn Thị Trang Nhung, Nguyễn Thị Hồng Ngọc, Đặng Thị Phương Thảo, Nguyễn Như Thuần, Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Anh Tuấn, “Thực trạng kê đơn thuốc tại khoa nội–ngoại trú, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn năm 2018”, Tạp chí Y học lâm sàng, Tập 4, Số 2, tr. 204-211, 2019.

[8] Trần Thị Thúy Nga, Đoàn Thị Phương Thúy, Trần Lê Thiên Nhật, Nguyễn Thị Thùy Trang, “Phân tích đặc điểm sử dụng thuốc chống trầm cảm ở người bệnh trầm cảm ngoại trú tại Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng”, Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế, Tập 3, Số 10, tr. 50-56, 2020.

[9] Nguyễn Thị Diệu Hiền, Nguyễn Đức Hưng, Nguyễn Phương Chi, Đỗ Hữu Tùng, Phạm Minh Đức, “Đánh giá kết quả điều trị người bệnh trầm cảm nội trú bằng escitalopram và sertraline tại Bệnh viện tâm thần Trung ương I”, Tạp chí Y học lâm sàng, Tập 7, Số 3, tr. 69-76, 2018.

[10] Trần Thị Phương Thảo, Nguyễn Hữu Thuận, Phạm Thị Bích Phượng, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, & Nguyễn Đức Hưng, “Đánh giá hiệu quả điều trị người bệnh trầm cảm kháng trị bằng phối hợp thuốc tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I”, Tạp chí Sức khỏe tâm thần, Tập 12, Số 2, tr. 86-93, 2018.

[11] Võ Thị Tường Vi, “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và hiệu quả điều trị trầm cảm tại Bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, 2018.

[12] Nguyễn Thành Hải, Nguyễn Hương Ly, Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Xuân Bách, “Thực trạng sử dụng thuốc trên người bệnh trầm cảm tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 1, tr. 114-119, 2018.

DOI: https://doi.org/10.25073/2588-1132/vnumps.4075

[13] Nguyễn Thị Thùy Linh, “Nghiên cứu tương tác thuốc ở người bệnh trầm cảm tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I”, Luận văn Thạc sĩ Dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội, 2018.

[14] Trần Ngọc Đức, “Phân tích tương tác thuốc và yếu tố liên quan ở người bệnh trầm cảm tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I”, Tạp chí Dược học, Tập 52, Số 2, tr. 49-55, 2019.

[15] P. Oliveira, J. Ribeiro, H. Donato, N. Madeira, “Smoking and antidepressants pharmacokinetics: a systematic review”, Annals of General Psychiatry, vol.16, no. 17, 2017.

DOI: https://doi.org/10.1186/s12991-017-0140-8

Tải xuống

Số lượt xem: 757
Tải xuống: 73

Đã xuất bản

24.01.2024

Cách trích dẫn

[1]
N. N. T. Nguyễn Ngọc Thanh, P. H. D. H. Phan Hùng Duy Hậu, T. T. T. H. Trần Thị Thu Hồng, và N. T. T. H. Nguyễn Thị Thu Hương, “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh trầm cảm tại Bệnh viện Tâm thần Thành phố Cần Thơ năm 2023”, HIUJS, vol 27, tr 163–170, tháng 1 2024.

Số

Chuyên mục

DƯỢC HỌC

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>