Phân tích sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi cộng đồng nội trú tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố
Các tác giả
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS.31.2024.677Từ khóa:
kháng sinh, viêm phổi, CAP, bệnh nhi, điều trị nội trúTóm tắt
Đặt vấn đề: Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng (CAP) là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến và nguyên nhân hàng đầu gây nhập viện ở trẻ em. Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá việc kê đơn kháng sinh điều trị CAP nội trú ở bệnh nhi. Phương pháp: Nghiên cứu này sử dụng phương pháp hồi cứu mô tả cắt ngang dựa trên hồ sơ bệnh án. Kết quả: Phần lớn các bệnh nhi CAP thể hiện triệu chứng sốt (47.6%), ho (79.0%), thở co lõm ngực (64.5%), rale phổi (73.4%) và thở nhanh (37.1%). Chỉ định cấy vi sinh được thực hiện ở mức trung bình (49.2%) với tỷ lệ đề kháng kháng sinh ở mức thấp (5.4%). Phần lớn bệnh nhi CAP (58.9%) thể hiện tổn thương qua X-quang phổi. Các kháng sinh chủ yếu thường sử dụng trong điều trị CAP ban đầu là nhóm cephalosporin thế hệ 3 chiếm hơn 90% chỉ định bao gồm Cefotaxim (76.6%) và Ceftriaxon (13.7%). Ngoài ra, các dạng phối hợp chủ yếu trong điều trị ban đầu CAP nội trú là Cefotaxim/ Ceftriaxon với Azithromycin. Sử dụng hợp lí kháng sinh ở bệnh nhi trong điều trị CAP được tìm thấy ở mức cao (92.7% cho điều trị ban đầu; >95% cho các lần đổi kháng sinh). Phần lớn các bệnh nhi điều trị CAP nội trú với thời gian nhỏ hơn 14 ngày (96.8%). Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố thể hiện mối liên quan (p < 0.05) với sự hợp lí trong kê đơn kháng sinh điều trị CAP nội trú bao gồm: giới tính, khoa điều trị, nhóm tuổi, chỉ số SpO2, chỉ số CRP và cấy vi sinh. Kết luận: Cephalosporin thế hệ thứ ba là loại kháng sinh được sử dụng phổ biến nhất. Thuốc kháng sinh được kê đơn tuân thủ tốt các hướng dẫn điều trị. Kết quả điều trị CAP bằng kháng sinh cho thấy đáp ứng tốt với tỷ lệ đỡ (63.7%) và khỏi bệnh (36.3%) sau khi xuất viện.
Abstract
Background: Community-acquired pneumonia (CAP) is one of the most common infections and the leading cause of hospitalization in children. Objective: This study aimed to evaluate antibiotic prescribing for inpatient CAP treatment in pediatric patients. Method: The present study used a cross-sectional descriptive retrospective method based on medical records. Results: The majority of CAP pediatric patients presented with symptoms of fever (47.6%), cough (79.0%), chest tightness (64.5%), wheezing (73.4%), and tachypnea (37.1%). Indications for microbiological culture were performed at an average level (49.2%) with a low rate of antibiotic resistance (5.4%). Majority of CAP pediatric patients (58.9%) demonstrated lung damage through chest X-ray. Besides, the main antibiotics commonly used in the initial CAP treatment are the 3rd generation cephalosporin group, accounting for more than 90%, including Cefotaxim (76.6%) and Ceftriaxone (13.7%). In addition, the main combination in the initial CAP treatment is Cefotaxime/Ceftriaxone with Azithromycin. Appropriate antibiotic use in pediatric patients in CAP treatment was found to be at a high level (92.7% for initial treatment, >95% of antibiotic changes). Majority of pediatric patients received inpatient CAP treatment for less than 14 days (96.8%). Moreover, some factors showed a relationship (p < 0.05) with appropriate antibiotic use including gender, treatment department, age group, SpO2 index, CRP index, and microbiological culture test. Conclusion: Third-generation cephalosporins are the most commonly used antibiotics for inpatient CAP treatment. Antibiotics were prescribed in good compliance with treatment instructions. Results of CAP treatment with antibiotics showed a good response with an improvement (63.7%) and cure (36.3%) rates after discharge from the hospital.
Tài liệu tham khảo
[1] S. E. Katz and D. J Williams, “Pediatric community-acquired pneumonia in the United States: Changing epidemiology, diagnostic and therapeutic challenges, and areas for future research,” Infect. Dis. Clin. N. Am., vol. 32, pp. 47-63, 2018.
DOI: https://doi.org/10.1016/j.idc.2017.11.002[2] WHO, “Pneumonia in children,” 2022. Available online: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/pneumonia [Accessed 29 June 2023].
[3] Y. Ye, L. Su, Y. Gui, …and X. Zhang, “Direct costs of community-acquired pneumonia for hospitalized children in Shanghai, China from 2018 to 2020: a cross-sectional analysis,” Transl Pediatr., vol. 12(3), pp. 308-319, 2023.
DOI: https://doi.org/10.21037/tp-22-247[4] T. L. T. Vi, P. C. Em and D.T. Dang-Nguyen, “Evaluation of children's antibiotics use for outpatient pneumonia treatment in Vietnam,” Braz J Infect Dis., vol. 28(4), p. 103839, 2024. DOI: 10.1016/j.bjid.2024.103839.
DOI: https://doi.org/10.1016/j.bjid.2024.103839[5] J. M. Pernica, S. Harman, A. J. Kam, …and M. Loeb, “Short-course antimicrobial therapy for pediatric community-acquired pneumonia: The SAFER randomized clinical trial,” JAMA Pediatr., vol. 175, pp. 475-482, 2021.
DOI: https://doi.org/10.1001/jamapediatrics.2020.6735[6] R. Lodha, S. K. Kabra and R. M. Pandey, “Antibiotics for community-acquired pneumonia in children,” Cochrane Database Syst Rev., vol. 2013, pp. CD004874, 2013.
DOI: https://doi.org/10.1002/14651858.CD004874.pub4[7] T. Duy Vĩnh, H. T. Minh Thư, P. T. Xuân Hạnh, L. Đại Nhân và N. T. Kim Hường, “Mô hình bệnh tật trẻ em tại khoa Nhi Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 trong 3 năm (2017-2019),” Tạp chí Y học lâm sàng, pp. 44-50, 2020.
[8] Bộ Y tế, “Ban hành xử trí viêm phổi cộng đồng ở trẻ em,” Quyết định số 101/QĐ-BYT, 2014.
[9] Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, “Phác đồ điều trị bệnh”, Quyết định số 137/QĐ-BVNĐTP, 2017.
[10] Đ. T. H. Tươi, “Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và các yếu tố liên quan đến hiệu quả điều trị viêm phổi cộng đồng ở trẻ em,” Tạp chí Y học Việt Nam, tập 506, số 1, tr. 197-202, 2021.
DOI: https://doi.org/10.51298/vmj.v506i1.1201[11] N. T. Hải, Đ. N. Hà, …and C. T. Nguyệt Giao, “Thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải tại cộng đồng ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An năm 2022,” Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy, Tập 18 - Số đặc biệt, tr. 218-225, 2023.
[12] G.B. McCallum, S.M. Fong, K. Grimwood,… and A.B. Chang, “Extended versus standard antibiotic course duration in children <5 years of age hospitalized with community-acquired pneumonia in high-risk settings: Four-week outcomes of a multicenter, double-blind, parallel, superiority randomized controlled trial,” Pediatr Infect Dis J., vol. 41, pp. 549-555, 2022.
DOI: https://doi.org/10.1097/INF.0000000000003558[13] L. Puzz, E.A. Plauche, D.A. Cretella, V.A. Harrison, M.J.B. Wingler, “Evaluation of a pediatric community-acquired pneumonia antimicrobial stewardship intervention at an academic medical center,” Antibiotics (Basel)., vol. 12, pp. 780, 2023.
DOI: https://doi.org/10.3390/antibiotics12040780Tải xuống
Tải xuống: 14