Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh điều trị ngoại trú nhiễm trùng đường hô hấp trên tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố

Các tác giả

  • Nguyễn Huỳnh Mỹ Trinh Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Lê Thị Tường Vi Bệnh viện Nhi đồng Thành phố
  • Phạm Cảnh Em Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS.30.2024.637

Từ khóa:

nhiễm trùng hô hấp, URTI, ngoại trú, đơn thuốc, bệnh nhi

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đề kháng kháng sinh là mối đe dọa toàn cầu ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến sự gia tăng tình trạng kháng thuốc. Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá việc kê đơn kháng sinh để điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên (URTI) ở bệnh nhi. Phương pháp: Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Khảo sát mẫu nghiên cứu gồm 2,341 bệnh nhi URTI, nghiên cứu ghi nhận độ tuổi từ 2 tháng đến dưới 5 tuổi chiếm ưu thế (65.74%), tỷ lệ nam: nữ là 1.15: 1. Chẩn đoán viêm họng chiếm tỷ lệ cao nhất (71.59%). Xét nghiệm CRP (protein phản ứng C), X-quang ngực, virus và vi sinh được chỉ định ở mức thấp và chỉ có xét nghiệm công thức máu ở bệnh nhi được thực hiện ở mức cao (58.27%). Ngoài ra, liệu pháp đơn kháng sinh được sử dụng chính trong điều trị URTI với tỷ lệ phần trăm là 96% (n = 2,246), trong khi liệu pháp phối hợp với 2 loại kháng sinh chỉ chiếm khoảng 4% (n = 95). Amoxicillin/ acid clavulanic (51.77%), azithromycin (23.23%) và cefpodoxim (9.65%) được sử dụng nhiều nhất trong kê đơn điều trị URTI. Bên cạnh đó, amoxicillin/ acid clavulanic-azithromycin (penicillin-macrolid) cũng được sử dụng nhiều nhất trong điều trị phối hợp (54.75%). Kết quả nghiên cứu cho thấy kê đơn kháng sinh không tuân thủ hướng dẫn về liều (26.89%) thể hiện cao hơn đáng kể so với không tuân thủ hướng dẫn về khoảng cách liều (4.80%). Kết luận: Các kháng sinh amoxicillin, cefpodoxim và cefditoren được kê đơn không phù hợp về liều và khoảng cách liều phổ biến nhất. Đặc biệt, loại kháng sinh (p <0.001) và số lần dùng/ngày (p <0.001) được tìm thấy có mối quan hệ đáng kể với sự kê đơn hợp lí về liều và khoảng cách liều trong điều trị URTI.

Abstract

Background: Antibiotic resistance is a worldwide threat that affects human health. The poor use of antibiotics has led to the proliferation of resistance. Objective: The present study aimed to evaluate antibiotic prescribing for treating upper respiratory tract infections (URTI) in pediatric patients. Method: The present study used a cross-sectional descriptive retrospective method. Results: Surveying a research sample of 2,341 URTI pediatric patients, the study found that the age group from 2 months to under 5 years predominated (65.74%), and the male: female ratio was 1.15: 1. Diagnosis of pharyngitis demonstrated the highest rate (71.59%). The CRP (C-reactive protein), chest X-ray, virology, and microbiology tests were ordered at a low proportion (< 10%), and only the blood count test was performed at a high proportion (58.27%). In addition, single-antibiotic treatment was mainly used in URTI treatment with a percentage of 96% (n = 2,246), while combination treatment with 2 antibiotics only accounted for about 4% (n = 95). Amoxicillin/clavulanic acid (51.77%), azithromycin (23.23%), and cefpodoxime (9.65%) are most commonly used in prescribing URTI treatment. Amoxicillin-azithromycin (penicillin-macrolide) was the most commonly prescribed combination for AURI in Vietnam (54.75%). The study results showed that non-adherence to dose guidelines of antibiotic prescribing (26.89%) is significantly higher than non-adherence to dosing interval guidelines (4.80%). Conclusion: Amoxicillin, cefpodoxime, and cefditoren were prescribed with low adherence to dose and dosing interval guidelines. In particular, the type of antibiotic (p < 0.001) and the number of times/day (p < 0.001) were found to have a significant relationship with the appropriate prescription of dose and dose interval in URTI treatment.

Tài liệu tham khảo

[1] S.J. Alter, J.S. Bennett, K. Koranyi, A. Kreppel, R. Simon, “Common childhood viral infections,” Curr Probl Pediatr Adolesc Health Care, vol. 45, pp. 21-53, 2015.

DOI: https://doi.org/10.1016/j.cppeds.2014.12.001

[2] K.E. Fleming-Dutra, A.L. Hersh, D.J. Shapiro, M. Bartoces, A. Enns, T.M. Jr. File, J.A. Finkelstein, J.S. Gerber, D.Y. Hyun, J.A. Linder, R. Lynfield, D.J. Margolis, L.S. May, D. Merenstein, J.P. Metlay, J.G. Newland, J.F. Piccirillo, R.M. Roberts, G.V. Sanchez, K.J. Suda, A. Thomas, T.M. Woo, R.M. Zetts, L.A. Hicks, “Prevalence of Inappropriate Antibiotic Prescriptions Among US Ambulatory Care Visits, 2010-2011,” JAMA., vol. 315, pp. 1864-1873, 2016.

DOI: https://doi.org/10.1001/jama.2016.4151

[3] A.L. Hersh, M.A. Jackson, L.A. Hicks, “The Committee on Infectious Diseases. Principles of Judicious Antibiotic Prescribing for Upper Respiratory Tract Infections in Pediatrics,” Pediatrics, vol. 132, pp. 1146-1154, 2013.

DOI: https://doi.org/10.1542/peds.2013-3260

[4] J. Fashner, K. Ericson, S. Werner, “Treatment of the common cold in children and adults,” Am Fam Phys., vol. 86, pp. 153-159, 2012.

[5] Centers for Disease Control and Prevention, “Antibiotic resistance threats in the United States,” 2013. Available online: http://www.cdc.gov/drugresistance/threat-report-2013/.

[6] J.A. Linder, “Editorial commentary: antibiotics for treatment of acute respiratory tract infections: decreasing benefit, increasing risk, and the irrelevance of antimicrobial resistance,” Clin Infect Dis., vol. 47, pp. 744-746, 2008.

DOI: https://doi.org/10.1086/591149

[7] Swedres-Svarm Reports, “Swedres-Svarm 2014,” 2014. Available online: http://w0ww.sva.se/en/antibiotics/svarm-reports.

[8] F Xue, B Xu, A Shen, K Shen, “Antibiotic prescriptions for children younger than 5 years with acute upper respiratory infections in China: a retrospective nationwide claims database study,” BMC Infect Dis., vol. 21, pp. 339, 2021.

DOI: https://doi.org/10.1186/s12879-021-05997-w

[9] Bộ Y tế, “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh hô hấp,” Quyết định số 4235/QĐ-BYT, 2012.

[10] Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, “Phác đồ điều trị bệnh”, Quyết định số 137/QĐ-BVNĐTP, 2017.

[11] Phan Thị Diễm Thúy, Phạm Thị Tố Liên, “Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp trẻ em dưới 5 tuổi tại các trạm y tế xã thuộc huyện Phụng Hiệp và Thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang năm 2018,” Tạp chí Y Dược Cần Thơ, số 20, tr. 2345-1210, 2019.

[12] E.A. Khan, M.H. Raja, S. Chaudhry, T. Zahra, S. Naeem, M. Anwar, “Outcome of upper respiratory tract infections in healthy children: Antibiotic stewardship in treatment of acute upper respiratory tract infections,” Pak J Med Sci., vol. 36, pp. 642-646, 2020.

DOI: https://doi.org/10.12669/pjms.36.4.1420

[13] M. Korppi, P. Heikkilä, S. Palmu, H. Huhtala, P. Csonka, “Antibiotic prescribing for children with upper respiratory tract infection: a Finnish nationwide 7-year observational study,” Eur J Pediatr., vol. 181(8), pp. 2981-2990, 2022.

DOI: https://doi.org/10.1007/s00431-022-04512-w

Tải xuống

Số lượt xem: 472
Tải xuống: 47

Đã xuất bản

24.07.2024

Cách trích dẫn

[1]
N. H. M. T. Nguyễn Huỳnh Mỹ Trinh, L. T. T. V. Lê Thị Tường Vi, và P. C. E. Phạm Cảnh Em, “Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh điều trị ngoại trú nhiễm trùng đường hô hấp trên tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố ”, HIUJS, vol 30, tr 1–10, tháng 7 2024.

Số

Chuyên mục

KHOA HỌC SỨC KHOẺ

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>