Khảo sát tác động chống oxy hóa và độc tính cấp của cao chiết nước cỏ mần trầu (Eleusine indica (L.) Gaertner., Poaceae)
Các tác giả
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS.32.2024.698Từ khóa:
cỏ mần trầu, Eleusine indica, polyphenol, chống oxy hóa, độc tính cấpTóm tắt
Nước sắc của lá cỏ mần trầu (Eleusine indica (L.) Gaertner., Poaceae) được sử dụng để điều trị nhiễm trùng, hạ sốt, và chống viêm. Tuy nhiên, hoạt tính của dược liệu này tại Việt Nam chưa được đánh giá đầy đủ. Nghiên cứu này khảo sát tác động chống oxy hóa và độc tính cấp của cao chiết nước từ Cỏ mần trầu. Dược liệu được thu hái tại Huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh vào tháng 4/2023. Thành phần hóa học sơ bộ được xác định bằng phương pháp Ciuley và cao nước được chiết nóng. Hàm lượng polyphenol toàn phần là 25.87 mg GAE/g, đo quang với thuốc thử Folin-Ciocalteu. Hoạt tính chống oxy hóa in vitro được đánh giá bằng phương pháp DPPH với IC50 là 359.26 µg/mL, so với đối chứng quercetin là 3.02 µg/mL. Thử nghiệm độc tính cấp in vivo trên chuột nhắt trắng chủng ICR cho thấy cao chiết không gây độc ở liều 5000 mg/kg với thể tích cho uống 50 mL/kg. Kết luận, cao chiết nước từ Cỏ mần trầu có hoạt tính chống oxy hóa kém so với quercetin và không gây độc tính cấp.
Abstract
People use the decoction of Eleusine indica (L.) Gaertner's Poaceae leaves to treat infections, fever, and inflammation. However, the pharmacological effects of herbal remedy have not been fully evaluated in Vietnam. This study examines the antioxidant effects and acute toxicity of Eleusine indica's aqueous extract. We collected the plant in Hoc Mon District, Ho Chi Minh City, in April 2023. We determined the preliminary chemical composition using the Ciuley method and prepared the aqueous extract by hot extraction. We measured the total polyphenol content at 25.87 mg GAE/g using the Folin-Ciocalteu reagent. In vitro antioxidant activity was assessed by the DPPH method with an IC50 of 359.26 µg/mL, compared to the quercetin standard with an IC50 of 3.02 µg/mL. An in vivo acute toxicity test on ICR strain white mice found that the extract was safe at a dose of 5000 mg/kg and a volume of 50 mL/kg given by mouth. In conclusion, the aqueous extract of Eleusine indica exhibited lower antioxidant activity compared to quercetin and showed no acute toxicity.
Tài liệu tham khảo
[1] Đ. H. Bích, Đ. Q. Chung và B. X. Chương, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Hà Nội: Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 2006.
[2] Đ. Tấ. Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Hà Nội: Nxb Y học, 2006.
[3] E. O. Ettebong and D. Obot, " A Systematic review on Eleucine indica (L.) Gaertn.): From ethnomedicinal uses to pharmacological activities", Journal of Medicinal Plants Studies, vol.8, no.4, pp. 262-274, 2020.
[4] A. C. C. Adoho et al., " Review of the literature of Eleusine indica: phytochemical, toxicity, pharmacological and zootechnical studies", Journal of Pharmacognosy and Phytochemistry, vol. 10, no.3, pp. 29-33, 2021.
DOI: https://doi.org/10.22271/phyto.2021.v10.i3a.14060[5] S. L. Ong, K. R. Nalamolu and H. Y. Lai., "Potential lipid-lowering effects of Eleusine indica (L) Gaertn. extract on high-fat-diet-induced hyperlipidemic rats," Pharmacogn Mag, vol. 13, pp. S1- s9, 2017.
DOI: https://doi.org/10.4103/0973-1296.203986[6] I.O Alaekwe et. al., "Phytochemical and anti-microbial screening of the aerial parts of Eleusine indica," International Journal of Pure Applied Bioscience, vol. 3, no. 1, pp. 257-264, 2015.
[7] Iqbal Mohammad, Gnanaraj Charles, "Eleusine indica L. possesses antioxidant activity and precludes carbon tetrachloride (CCl4)-mediated oxidative hepatic damage in rats", Environmental health and preventive medicine. vol.17, no.4, pp. 307-315, 2012
DOI: https://doi.org/10.1007/s12199-011-0255-5[8] A. S. Al-Zubairi et al., "Eleucine indica possesses antioxidant, antibacterial and cytotoxic properties," Evid Based Complement Alternat Med, vol. 2011, p. 965370, 2011.
DOI: https://doi.org/10.1093/ecam/nep091[9] N. T. N. Phương, P. T. Phương và N. H. T. Tài, "Khảo sát hàm lượng flavonoid, alkaloid và khả năng kháng khuẩn của cao chiết cỏ mần trầu (Eleusine indica)," Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, tập 53, tr. 54-60, 2017.
DOI: https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2017.157[10] T. Hùng, Phương pháp nghiên cứu dược liệu. Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, 2015.
[11] Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam V. NXB Y học, 2017.
[12] Helena Abramovič, Blaž Grobin, Nataša Poklar Ulrih, Blaž Cigić, "Relevance and standardization of in vitro antioxidant assays: ABTS, DPPH, and Folin–Ciocalteu", Journal of Chemistry, pp. 1-9, 2018.
DOI: https://doi.org/10.1155/2018/4608405[13] Bộ Y tế, Hướng dẫn thử nghiệm phi lâm sàng và lâm sàng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu. NXB Y học, 2015.
[14] OECD, Test No. 420: Acute Oral Toxicity - Fixed Dose Procedure, OECD Guidelines for the Testing of Chemicals, OECD Publishing, Paris, 2002.
[15] D. T. Đàm, Phương pháp xác định độc tính của thuốc. Hà Nội: Nxb Y học, 2014.
Tải xuống
Tải xuống: 8