Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tiếng Anh của Điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2023
Các tác giả
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS.28.2024.599Từ khóa:
tiếng Anh, động lực học tiếng Anh, yếu tố ảnh hưởng học tiếng AnhTóm tắt
Đặt vấn đề: Đứng trước bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng, sử dụng thành thạo tiếng Anh của người lao động đóng vai trò quan trọng đối với các tổ chức, doanh nghiệp cũng như bản thân người lao động trong đó có nghành y tế trong đó có Điều dưỡng. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ năng lực sử dụng tiếng Anh của điều dưỡng và tìm hiểu một số yếu tố liên quan ảnh hưởng đến năng lực học tiếng Anh của điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 206 nhân viên y tế chuyên ngành Điều dưỡng đang công tác và làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. Kết quả: Trình độ tiếng Anh của điều dưỡng xếp theo bậc lần lượt: Bậc 1 (12.8%); Bậc 2 (58.4%); Bậc 3 (24.3%); Bậc 4 (3.0%); Bậc 5 (0%); Bậc 6 (1.5%). Nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan giữa động lực học tiếng Anh với một số đặc điểm chung như: giới tính (p = 0.037); tuổi (p < 0.001); tình trạng hôn nhân (p < 0.001); số năm học tiếng anh (p < 0.001); sự yêu thích học tiếng Anh (p < 0.001). Kết luận: Trình độ tiếng Anh của Điều dưỡng xếp theo Bậc 2 chiếm tỷ lệ cao nhất với 58.4%. Nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan giữa động lực học tiếng Anh với một số đặc điểm chung như: giới tính (p = 0.037); tuổi (p < 0.001); tình trạng hôn nhân (p < 0.001); số năm học tiếng Anh (p < 0.001); sự yêu thích học tiếng Anh (p < 0.001).
Abstract
Background: In the context of increasingly strong and widespread globalization, workers' proficiency in English plays an important role for organizations, businesses as well as workers themselves, including those in the health sector including Nursing. Objectives: Determine the rate of English proficiency of nurses and learn some related factors affecting the English ability of nurses at Can Tho City General Hospital. Materials and method: Cross-sectional description of 206 nursing staff working at Can Tho City General Hospital. Results: Nurses' English proficiency ranked by level: Level 1 (12.8%); Level 2 (58.4%); Level 3 (24.3%); Level 4 (3.0%); Level 5 (0%); Level 6 (1.5%). The study found a relationship between motivation to learn English and some common characteristics such as: gender (p = 0.037); age (p < 0.001); marital status (p < 0.001); number of years studying English (p < 0.001); love of learning English (p < 0.001). Conclusion: Nurses' English proficiency ranked at Level 2 accounts for the highest rate at 58.4%. The study found a relationship between motivation to learn English and some common characteristics such as: gender (p = 0.037); age (p < 0.001); marital status (p < 0.001); number of years studying English (p < 0.001); love of learning English (p < 0.001).
Tài liệu tham khảo
[1] I. S. Ketut, “Factor in fluencing motivation learning english of Mangausada Badung General hopital staff”, OKARA: Jurnal Bahasa dan Sastra, 14(1), 13, 2020.
DOI: https://doi.org/10.19105/ojbs.v14i1.2972[2] T. H. Ngô, Điều tra động lực học tiếng Anh của sinh viên ở giáo dục đại học tại Việt Nam, 2015.
[3] N. G. Trần, “Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực học tiếng Anh chuyên nghành của sinh viên Khoa kinh tế Trường Đại học Tỉnh Đồng Tháp”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, 9, 2022.
[4] T. T. T. Trần, “Khảo sát động lực học tiếng Đức của sinh viên Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Đức”, Tạp chí Nghiên cứu nước ngoài, tập 36, số 5, 128-136, 2020.
[5] K. V. Phạm, “Động cơ học tập của học sinh, sinh viên – Sự hình thành và phát triển”, Cổng thông tin điện tử Tỉnh Tiền Giang, 2016.
[6] T. L. Đỗ, “Một số giải pháp tăng động lực học tiếng Anh trực tuyến cho sinh viên không chuyên ngành công nghệ kỹ thuật ô tô theo đề án học kết hợp tại Trường Đại học Công nghệ Hà Nội”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, tập 57, số 6, 164-168, 2021.
Tải xuống
Tải xuống: 86