NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ Fe VÀ FERRITIN TRÊN BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN CÓ LỌC THẬN CHU KỲ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Các tác giả
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS.KHTT.2024.003Từ khóa:
Bệnh thận mạn, biến chứng suy thận mạn, thiếu máu, yếu tố liên quanTóm tắt
Đặt vấn đề: Bệnh thận mạn là một vấn đề sức khỏe toàn cầu hiện đang được quan tâm trong y học vì tỷ lệ mới mắc và hiện mắc ngày càng gia tăng, tăng gánh nặng chi phí điều trị và chất lượng cuộc sống giảm. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ bệnh nhân bị suy giảm sắt (Fe), Ferritin huyết thanh và nồng độ sau giảm trên bệnh nhân suy thận mạn có lọc thận chu kỳ và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến sự suy giảm này. Đối tượng - phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 180 bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh thận mạn theo tiêu chuẩn Định nghĩa bệnh thận mạn theo KDIGO (Kidney Disease Improving Global Outcomes) và có chỉ định lọc thận chu kỳ tại Khoa Thận nhân tạo - Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân suy thận mạn có lọc thận chu kỳ có hiện tượng giảm Fe huyết thanh là 17.2% và nồng độ sau giảm trung bình là 10.56 ± 4.7 µmol/L. Tỷ lệ bệnh nhân suy thận mạn có lọc thận chu kỳ có nồng độ Ferritin huyết thanh giảm là 34.4% và nồng độ sau giảm trung bình là 376.6 ± 342 µmol/L. Nghiên cứu đã cho thấy có mối tương quan giữa Fe và Ferritin huyết thanh với nhau (p <0.05). Dữ liệu cho thấy có sự liên quan có ý nghĩa thống kê của việc suy giảm nồng độ Fe với yếu tố MCH (p<0.05); và việc suy giảm nồng độ Ferritin với chỉ số MCV (p < 0.01) và MCHC (p < 0.001). Đồng thời, nghiên cứu cũng đã tìm thấy sự liên quan có ý nghĩa thống kê của việc giảm nồng độ Fe và nồng độ Ferritin huyết thanh với chỉ số sinh hóa, bao gồm sự liên quan của nồng độ Fe và albumin (p < 0.05); liên quan của nồng độ ferritin với albumin (p < 0.05); với protein (p < 0.05). Kết luận: Có sự suy giảm nồng độ Fe và Ferritin huyết thanh trên bệnh nhân suy thận mạn có lọc thận chu kỳ, với tỉ lệ bệnh nhân có giảm lần lượt là 17.2% và 34.4%, với nồng độ sau suy giảm trung bình là 10.56 ± 4.7 và 376.6 ± 342 (µmol/L). Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê của việc suy giảm nồng độ Fe huyết thanh với các chỉ số MHC và albumin, và sự liên quan của chỉ số Ferritin với các chỉ số MCV, MCHC, albumin và protein.
Abstract
Background: The growing burden of treatment costs, declining quality of life, and rising incidence and prevalence of chronic kidney disease have made it a global health concern that is currently receiving medical attention. Aims: To determine the proportion of patients who showed the decline of indexes of serum Fe and Ferritin, and their concentrations values in chronic kidney failure patients treated with dialysis also to discover some relative factors related to this decrease. Materials and method: Cross-sectional research was conducted on 180 patients diagnosed with chronic kidney disease according to the criteria of KDIGO and indicated for dialysis at the Kidney Dialysis Unit of the General Hospital of Can Tho City. Results: Serum Fe levels were reduced in 17.2% of patients with chronic kidney failure receiving dialysis; with the average concentration being 10.56 ± 4.7 µmol/L. The percentage of patients with chronic kidney failure receiving dialysis was 34.4%, and the average concentration was 376.6±342µmol/L post-reduction. Research has shown a relation between indexes of serum Fe and Ferritin (p < 0.05). Data showed that there was a statistically significant relation between reduced Fe concentration with MCH index (p < 0.05); while a decrease in Ferritin with MCV index (p < 0.01) and MCHC index (p < 0.001). At the same time, the study also found a statistically significant association of reduced Fe concentration and serum Ferritin concentration with biochemical indexes, including the relation of Fe with albumin index (p < 0.05); the relationship of ferritin index with levels of albumin (p < 0.05), and protein (p < 0.05). Conclusion: Serum ferritin and Fe concentrations decreased in patients receiving dialysis for chronic renal failure; the percentage of patients experiencing this decline was 17.2% and 34.4%, respectively. The average concentrations after the decline were 10.56 ± 4.7 and 376.6 ± 342 (µmol/L). Reduced serum Fe concentration is statistically significantly related to MHC and albumin indices; the Ferritin index is related to MCV, MCHC, albumin, and protein indices.
Tài liệu tham khảo
[1] P. Romagnani et al., “Chronic kidney disease,” Nat. Rev. Dis. Primer, vol. 3. no. 1. p. 17088. Nov. 2017. doi: 10.1038/nrdp.2017.88.
[2] M. Evans et al., “A Narrative Review of Chronic Kidney Disease in Clinical Practice: Current Challenges and Future Perspectives,” Adv. Ther., vol. 39. no. 1. pp. 33–43. Jan. 2022. doi: 10.1007/s12325-021-01927-z.
DOI: https://doi.org/10.1007/s12325-021-01927-z[3] J. Portolés, L. Martín, J. J. Broseta, and A. Cases, “Anemia in Chronic Kidney Disease: From Pathophysiology and Current Treatments, to Future Agents,” Front. Med., vol. 8. p. 642296. Mar. 2021. doi: 10.3389/fmed.2021.642296.
DOI: https://doi.org/10.3389/fmed.2021.642296[4] H. Shaikh, M. F. Hashmi, and N. R. Aeddula, Anemia of Chronic Renal Disease. StatPearls, 2023.
[5] A. S. Levey and Coresh, Clinical Practice guidelines for Chronic kidney disease: evaluation, classification, and stratification. in Am J Kidney Dis 39:S1-S266. New York, NY 10016: National Kidney Foundation, Inc. [Online]. Available: https://www.kidney.org/sites/default/files/docs/ckd_ev
aluation_classification_stratification.pdf
[6] T. T. Phùng, “Đánh giá tình trạng dự trữ sắt qua Xét nghiệm sắt và ferritin huyết thanh ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn chưa điều trị thay thế,” Đại học Quốc tế Hồng Bàng, 2021.
[7] A. K. Cheung et al., “KDIGO 2021 Clinical Practice Guideline for the Management of Blood Pressure in Chronic Kidney Disease,” Kidney Int., vol. 99. no. 3. pp. S1–S87. Mar. 2021. doi: 10.1016/j.kint.2020.11.003.
DOI: https://doi.org/10.1016/j.kint.2020.11.003[8] T. K. T. Ngô, “Nghiên cứu đặc điểm và giá trị tiên lượng của hội chứng suy dinh dưỡng - viêm - xơ vữa ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối,” 2017.
[9] T. H. Y. Nguyễn, “Tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu thiếu sắt của người bệnh thận lọc máu có chu kỳ tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2019.” Đại học Y Hà Nội, Hà Nội, 2019.
[10] T. V. Lâm, “Nghiên cứu đặc điểm thiếu máu và hiệu quả điều trị thiếu máu bằng Erythropoietin beta kết hợp bổ sung sắt truyền tĩnh mạch ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ,” Đại học Y Dược Huế, 2013.
[11] T. T. Hồ, “Tỷ lệ thiếu máu trên bệnh nhân bệnh thận mạn đang lọc máu chu kỳ có điều trị Erythroprotein và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, năm 2022.” Tạp chí Y học Việt Nam, 2020.
[12] A. C. P. Ji, H. Wang, and et al, “Prevalence and Associated Risk Factors of Chronic Kidney Disease in an Elderly Population from Eastern China,” Int. J. Environ. Res. Public. Health, vol. 16. no. 22. p. 4383. doi: https://doi.org/10.3390/ijerph16224383.
DOI: https://doi.org/10.3390/ijerph16224383[13] N. T. S. Nakagawa, E. Kanda, and et al, “J-CKD-DB: a nationwide multicentre electronic health record-based chronic kidney disease database in Japan,” Sci. Rep., vol. 10. no. 7351. doi: https://doi.org/10.1038/s41598-020-64123-z.
DOI: https://doi.org/10.1038/s41598-020-64123-z[14] “Chronic Kidney Disease in the United States, 2021.” US Department of Health and Human Services, Centers for Disease Control and Prevention, Atlanta, USA, 2021.
[15] Q. C. Ngô, Bệnh học Nội khoa. Nhà xuất bản Y học, 2020.
[16] T. T. Trần và A. V. Trần, “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng thiếu máu và đánh giá kết quả điều trị thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2017-2018.” Tạp chí Y tế Công cộng. số 22-25. 2019.
Tải xuống
Tải xuống: 61