Khảo sát, đánh giá tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi ngoại trú ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố
Các tác giả
Từ khóa:
kháng sinh, viêm phổi ngoại trú, trẻ em, đơn thuốcTóm tắt
Nghiên cứu hiện tại đã sử dụng phương pháp hồi cứu mô tả cắt ngang, không can thiệp lâm sàng, dựa trên các số liệu và thông tin thu thập từ đơn thuốc ngoại trú trên bệnh nhi từ 2 tháng đến 16 tuổi trong năm 2021. Nhóm trẻ từ 2 đến 59 tháng tuổi được tìm thấy điều trị bệnh viêm phổi ngoại trú cao nhất với 91.58%. Bên cạnh đó, đơn trị liệu kháng sinh (60.89%) có tỷ lệ phầm trăm gấp 1,5 lần điều trị phối hợp (30.11%). Thuốc Amoxicillin/Acid clavulanic (49.64%) và Azithromycin (32.03%) đã được sử dụng nhiều nhất trong đơn thuốc của bệnh nhi. Do đó, hai thuốc này cũng được phối hợp với nhau trong điều trị với tỷ lệ phần trăm là 77.22% và quyết định chi phí điều trị viêm phổi ngoại trú tại bệnh viện. Mặt khác, Azithromycin (98.89%), Cefuroxim (90.63%) và Cefpodoxim (69.77%) đã được kê đơn với liều dùng thích hợp cao, trong khi Amoxicillin/Acid clavulanic (29.51%) đã được kê đơn với liều dùng thích hợp thấp. Tuy nhiên, tất cả bốn thuốc này đã được kê đơn với khoảng cách liều dùng thích hợp ở mức cao (> 85%). Đặc biệt, thuốc ngoại hoặc biệt dược gốc được kê đơn nhiều hơn đáng kể so với thuốc nội hoặc thuốc generic. Điều này cần được thay đổi trong tương lai để giảm chi phí điều trị cho bệnh nhi mà vẫn đạt được mục tiêu và hiệu quả điều trị.
Tải xuống
Tải xuống: 283