Nghiên cứu tác dụng chống Oxy hóa và Độc tính cấp của Bụp giấm (HIBISCUS SABDARIFFA L., MALVACEAE)

Các tác giả

  • Võ Thị Bích Ngọc Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Lý Hồng Hương Hạ Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Nguyễn Thanh Trung Trường Đại học Quốc Tế Hồng Bàng
  • Trần Trung Trĩnh Trường Đại học Quốc Tế Hồng Bàng
  • Trần Anh Vũ Trường Đại học Quốc Tế Hồng Bàng

Từ khóa:

Bụp giấm, Hibiscus sabdariffa L, hóa thực vật, chống oxy hoá, DPPH, polyphenol toàn phần, độc tính cấp

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bụp giấm Hibiscus sabdariffa L. được di thực trồng rộng rãi ở nhiều nơi tại Việt Nam và có nhiều hoạt tính sinh học có giá trị. Nghiên cứu này được tiến hành để đánh giá tác dụng chống oxy hóa và xác định độc tính cấp của dược liệu. Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật, khảo sát hoạt tính chống oxy hoá in-vitro, định lượng hàm lượng polyphenol toàn phần và xác định độc tính cấp đường uống cao chiết nước của dược liệu Bụp giấm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bụp giấm tươi được thu thập tại Long An. Phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật theo phương pháp Ciuley. Khảo sát hoạt tính chống oxy hoá theo thử nghiệm DPPH với chất chuẩn là acid ascorbic. Định lượng hàm lượng polyphenol toàn phần bằng phương pháp Folin – Ciocalteu. Khảo sát độc tính cấp trên chuột nhắt trắng, theo dõi tỷ lệ chuột sống, chết trong 72 giờ. Kết quả: Thành phần hóa học có sự hiện diện của các nhóm hợp chất flavonoid, anthocyanidin, tannin, coumarin, triterpenoid tự do, acid hữu cơ. IC50 của cao nước Bụp giấm là 140,04 μg/mL so với IC50 của acid ascorbic là 1,806 μg/mL. Hàm lượng polyphenol toàn phần trong cao chiết nước tương đương 5,729 ± 0,021 mg pyrogallol/mL. Cao nước Bụp giấm không thể hiện độc tính cấp đường uống trên chuột thử nghiệm với thể tích tối đa 0,2 ml dịch/10 g thể trọng, quy ra liều tối đa là Dmax 8000 mg cao/kg trọng lượng chuột. Kết luận: Cao chiết nước Bụp giấm có thành phần hóa học, thể hiện tác dụng chống oxy hóa, không thể hiện độc tính đường uống trên chuột. Kết quả thu được làm nền tảng cho việc nghiên cứu phát triển thuốc hoặc thực phẩm chức năng hoặc nước giải khát từ đài hoa Bụp giấm có tác dụng phòng và/hoặc chữa bệnh.

Tải xuống

Số lượt xem: 279
Tải xuống: 150

Đã xuất bản

24.12.2022

Cách trích dẫn

[1]
V. T. B. Ngọc, L. H. H. Hạ, N. T. Trung, T. T. Trĩnh, và T. A. Vũ, “Nghiên cứu tác dụng chống Oxy hóa và Độc tính cấp của Bụp giấm (HIBISCUS SABDARIFFA L., MALVACEAE)”, HIUJS, số p.h ĐẶC BIỆT, tr 205–213, tháng 12 2022.

Số

Chuyên mục

KHOA HỌC SỨC KHOẺ

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả