Đặc điểm thực vật và mã vạch ADN của loài xô thơm Salvia officinalis L., họ Hoa môi (Lamiaceae)

Các tác giả

  • Trần Thị Thu trang Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Phạm Thanh Trúc Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Đỗ Lâm Điền Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Dương Nguyên Xuân Lâm Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Lý Ngọc Huyền Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
  • Vũ Thanh Thảo Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS.32.2024.695

Từ khóa:

Salvia officinalis L., mã vạch ADN, hình thái, giải phẫu, bột dược liệu

Tóm tắt

Đặt vấn đề: cây xô thơm là thảo dược dùng để điều trị chứng khó tiêu nhẹ, rối loạn nhận thức liên quan đến tuổi tác, viêm họng, viêm da, co giật, thấp khớp, run, tê liệt và tăng đường huyết từ hàng trăm năm trong y học cổ truyền nhiều nước trên thế giới, nhưng có ít tài liệu nghiên cứu về giải phẫu đã được công bố. Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát đặc điểm thực vật và mã vạch ADN nhằm định danh chính xác loài xô thơm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: cây xô thơm tươi thu thập ở tỉnh Lâm Đồng được phân tích, mô tả, chụp hình đặc điểm hình thái, giải phẫu, bột dược liệu, đồng thời tiến hành phân tích ADN tại vùng ITS. Kết quả: loài xô thơm được định danh dựa trên hình thái và mã vạch ADN xác định tên khoa học là Salvia officinalis L., kèm dữ liệu giải phẫu và bột dược liệu. cây xô thơm thuộc loại thân cỏ; có mùi thơm; có nhiều lông trắng mịn; lá thuôn dài; tràng hoa chia môi 2/3, màu tím; chung đới dạng đòn bẩy; thân, lá có lông che chở dài, lông tiết; bột lá có lỗ khí kiểu trực bào, lông che chở dài, lông tiết. Kết luận: Nghiên cứu đã xác định đặc điểm thực vật và góp phần cung cấp dữ liệu định danh chính xác loài xô thơm.

Abstract

Background: Sage is a herbal plant used in traditional medicine of many countries throughout the world for treatment of different kinds of disorders including seizure, ulcers, gout, rheumatism, inflammation, dizziness, tremor, paralysis, diarrhea, hyperglycemia, mild dyspepsia, excessive sweating, age-related cognitive disorders, and inflammations in the throat and skin but there have not many anatomical records. Objectives: In this study, the botanical characteristics, DNA barcodes of Sage were performed for plant identification. Materials and methods: Sage fresh plants collected in Lam Dong Province are analysed, described and photographed the morphological and anatomical characteristics, the microscopic characteristics of used parts powder; analyzed the DNA barcode on ITS region. Results: Sage was identified as Salvia officinalis L. based on morphological characteristics and DNA barcode, and data of anatomy and traditional powder. Morphological characteristics: herbs, minutely white tomentose, leaf blade oblong, papery, finely corrugate, spikes with 5 flowered verticillasterscorolla 2-lipped 2/3, purple-blue, 2 stamens with prolonged T-shaped connectives. Anatomy characteristics: long uni/multicellular trichomes and glandular trichomes on leaves, stems. Leaf powder contains epidermis with diacytic stomata, long uni/multicellular trichomes, glandular trichomes with yellow essential oil in big head. Conclusions: The study confirmed the scientific name of “Sage” in Viet Nam is Salvia officinalis L. Lamiaceae.

Tài liệu tham khảo

[1] Garcia C. S. C., Menti C. and Lambert A. P. F., “Pharmacological perspectives from Brazilian Salvia officinalis (Lamiaceae): Antioxidant, and antitumor in mammalian cells”, Anais da Academia Brasileira de Ciências, 88, 281-292, 2016.

DOI: https://doi.org/10.1590/0001-3765201520150344

[2] Ahmad G. and Mahdi E., “Pharmacological properties of Salvia officinalis and its components”, Journal of Traditional and Complementary Medicine, 7, 4, 433–440, 2017.

[3] Martina J., Stela J., Maja M. , … and Ines B. “Bioactive Profile of Various Salvia officinalis L. Preparations”, Plants (Basel), 8, 3, 55, 2019.

DOI: https://doi.org/10.3390/plants8030055

[4] Mohsen H., Rafie H., Soheila H. and Mina S., “Chemistry, pharmacology and medicinal property of Sage (Salvia) to prevent and cure illnesses such as obesity, diabetes, depression, dementia, lupus, autism, heart disease, and cancer”, Journal of Traditional and Complementary Medicine, 4, 2, 82-88, 2014.

DOI: https://doi.org/10.4103/2225-4110.130373

[5] Ghorbani A and Esmaeilizadeh M., “Pharmacological properties of Salvia officinalis and its components”, Journal of Traditional and Complementary Medicine, 7, 4, 433-440, 2017.

DOI: https://doi.org/10.1016/j.jtcme.2016.12.014

[6] Cheng T., Chao Xu, Li Lei, Changhao Li, Yu Zhang, Shiliang Zhou, “Barcoding the kingdom Plantae: new PCR primers for ITS regions of plants with improved universality and specificity”, Molecular Ecology Resources, 16, 1, 138–149, 2016.

DOI: https://doi.org/10.1111/1755-0998.12438

[7] Mossi A.J., Cansian R.L.,… and Paroul N., “Morphological characterisation and agronomical parameters of different species of Salvia sp. (Lamiaceae)”, Brazilian Journal of Biology, 71, 1, 121-129, 2011.

DOI: https://doi.org/10.1590/S1519-69842011000100018

Tải xuống

Số lượt xem: 14
Tải xuống: 7

Đã xuất bản

24.11.2024

Cách trích dẫn

[1]
T. T. T. trang Trần Thị Thu trang, P. T. T. Phạm Thanh Trúc, N. Đỗ L. Điền Nguyễn Đỗ Lâm Điền, D. N. X. L. Dương Nguyên Xuân Lâm, L. N. H. Lý Ngọc Huyền, và V. T. T. Vũ Thanh Thảo, “Đặc điểm thực vật và mã vạch ADN của loài xô thơm Salvia officinalis L., họ Hoa môi (Lamiaceae)”, HIUJS, vol 32, tr 33–40, tháng 11 2024.

Số

Chuyên mục

DƯỢC HỌC