Tối ưu hóa quy trình chiết xuất tinh dầu hương nhu tía (Ocimum tenuiflorum L.) và định lượng eugenol trong tinh dầu bằng phương pháp quang phổ hấp thu UV - Vis

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Như Ngọc Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Phạm Hoàng Long Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Phan Nguyễn Thu Xuân Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS.30.2024.641

Từ khóa:

Hương nhu tía Ocimum tenuiflorum L., khảo sát chiết xuất tinh dầu, eugenol, quang phổ UV - Vis

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trong quy trình chiết xuất tinh dầu từ cây hương nhu tía (Ocimum tenuiflorum L.) đòi hỏi sự tinh tế và chính xác để đạt được hiệu suất và chất lượng tốt nhất nên cần đưa ra những điều kiện tối ưu để chiết được tinh dầu. Có nhiều phương pháp định lượng hợp chất eugenol ở Việt Nam và trên thế giới, riêng định lượng bằng phương pháp đo quang phổ UV - Vis chưa được thực hiện. Vì vậy việc tối ưu hóa điều kiện chiết xuất tinh dầu hương nhu tía và thẩm định quy trình định lượng eugenol trong hương nhu tía bằng phương pháp quang phổ hấp thu UV-VIS là thiết thực. Kết quả: Tinh dầu Hương nhu có thể được chiết xuất trong điều kiện lý tưởng bằng cách chưng cất ngay bằng 1000 mL dung dịch NaCl 3%, tương đương với 200g lá tươi hương nhu tía trong thời gian 3 giờ. Theo khuyến nghị của ICH để định lượng eugenol trong Hương nhu tía đã đạt các yêu cầu: độ tuyến tính trong khoảng nồng độ 2.25 - 50 µg/mL, tính đặc hiệu, độ chính xác với tỷ lệ thu hồi 98.0 - 101.7%, độ chính xác với RSD% = 1.2%, giới hạn phát hiện (LOD) là 2.009 µg/mL và giới hạn định lượng (LOQ) là 6.088 µg/mL và kết quả mẫu thử và mẫu chuẩn được đo quang tại bước sóng cực đại 281 nm. Kết luận: Thiết lập được quy trình chiết xuất tinh dầu hương nhu tía và xây dựng, thẩm định được phương pháp định lượng eugenol trong Hương nhu tía bằng quang phổ UV-Vis với ưu điểm nhanh và đơn giản.

Abstract

In process of extracting essential oil from Ocimum tenuiflorum L. requires sophistication and precision to achieve the best performance and quality, so it is necessary to introduce create optimal conditions for extracting essential oils. There are many methods to quantify eugenol in Vietnam and around the world, but quantification by UV - Vis spectroscopy has not been done. Therefore, optimizing the extraction conditions of Ocimum tenuiflorum L. essential oil and validating the process of quantifying eugenol using UV-VIS absorption spectroscopy is practical. Results: Tulsi essential oil can be extracted under ideal conditions by distilling immediately with 1000 mL of 3% NaCl solution, equivalent to 200 g of fresh tulsi leaves for 3 hours. According to ICH recommendations for quantifying eugenol in Tulsi, it has met the following requirements: linearity in the concentration range of 2.25 - 50 µg/mL, specificity, accuracy with a recovery rate of 98.0 - 101.7 %, precision with RSD% = 1.2%, limit of detection (LOD) of 2.009 µg/mL and limit of quantification (LOQ) of 6.088 µg/mL and test and sample results The standard is measured photometrically at a maximum wavelength of 281 nm. Conclusion: Establishing the process for Extracting Tulsi Essential Oil and developing a simple, rapid UV-Vis Spectroscopy Method for quantifying eugenol.

Tài liệu tham khảo

[1] Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 829-831, 1995.

[2] Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 2, tái bản lần thứ nhất, tập 2, tr. 1206, Nxb Khoa học và kỹ thuật, tr.1206, 2006.

[3] Alessandra Piras, Maria Jose Gonçalves, Jorge Alves, Danilo Falconieri, Silvia Porcedda và Andrea Maxia, “Ocimum tenuiflorum L., and Ocimum basilicum L., two spices of Lamiaceae family with bioactive essential oils”, Industrial Crops and Products, Volume 113, p, 89 - 97, 2018.

DOI: https://doi.org/10.1016/j.indcrop.2018.01.024

[4] Validation of analytical procedures: text and methodology Q2R1”. In International conference on harmonization, Geneva, 2005.

[5] Nguyễn Năng Vinh, Kỹ thuật khai thác và sơ chế tinh dầu, Nxb Nông nghiệp, 1977.

[6] Đỗ Tất Lợi, Tinh dầu Việt Nam, Nxb Y học, 1985.

[7] Vũ Văn Vụ, Vũ Thanh Tâm, Hoàng Minh Tâm, Sinh lý học thực vật, Nxb Giáo dục, 1999.

[8]. V. T. T. Tuyền, N. T. M. Biên, “Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính kháng vi sinh của tinh dầu hương nhu tía (Ocimum sanctum L.) ở Bình Định”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Quy Nhơn, pp. 83-90, 2019.

Tải xuống

Số lượt xem: 468
Tải xuống: 15

Đã xuất bản

24.07.2024

Cách trích dẫn

[1]
N. T. N. N. Nguyễn Thị Như Ngọc, P. H. L. Phạm Hoàng Long, và P. N. T. X. Phan Nguyễn Thu Xuân, “Tối ưu hóa quy trình chiết xuất tinh dầu hương nhu tía (Ocimum tenuiflorum L.) và định lượng eugenol trong tinh dầu bằng phương pháp quang phổ hấp thu UV - Vis ”, HIUJS, vol 30, tr 37–46, tháng 7 2024.

Số

Chuyên mục

KHOA HỌC SỨC KHOẺ