CƠ CHẾ HÍT DÍNH CỦA PHỤC HÌNH THÁO LẮP TOÀN HÀM HÀM DƯỚI: BÁO CÁO CA LÂM SÀNG

Các tác giả

  • Trần Ngọc Quý Nhân Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Đặng Thị Phương Thảo Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Phan Trần Nhật Minh Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Dương Ngọc Trác Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Phạm Nguyên Quân Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Trịnh Minh Trí Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS.KHTT.2024.029

Từ khóa:

kĩ thuật lấy dấu đóng miệng, khoảng trung hòa, lão nha, phục hình tháo lắp toàn hàm, ca lâm sàng

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Báo cáo ca lâm sàng này đề cập đến những vấn đề cần cân nhắc, kỹ thuật, ưu điểm và hạn chế liên quan đến việc thực hiện phục hình tháo lắp ở những ca sống hàm tiêu nhiều. Phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân nam, 86 tuổi đến với phòng khám HIU Clinic với tình trạng mất răng toàn hàm hàm trên và các răng sau hàm dưới. Hàm giả tháo lắp hàm trên không thẩm mĩ và thường xuyên rớt khi ăn nhai, nói, cười, không những không thể ăn uống ngon miệng mà còn ảnh hưởng tới tâm lý khi ông luôn cảm thấy tự ti về hàm răng của mình. Hàm dưới bám dính kém, lỏng lẻo khi sử dụng, cần sự trợ giúp của keo dán hàm, mòn mặt nhai làm ông không còn thích nghi với  hàm cũ. Bệnh nhân mong muốn làm lại hàm giả mới để ăn nhai tốt hơn. Bệnh nhân còn nhiều chân răng hàm dưới, cụ thể là các chân răng 44, 43, 41, 33, 34, 35 nhưng vì lý do sức khỏe toàn thân không đảm bảo nên không thể nhổ chân răng. Qua nghiên cứu kỹ lưỡng tình trạng của bệnh nhân cùng sự tư vấn tân tình của giảng viên hướng dẫn, chúng tôi lựa chọn tạm thời làm phục hình tháo lắp toàn hàm. Bệnh nhân được điều trị qua các bước lâm sàng với kĩ thuật lấy dấu đóng miệng (closed-mouth technique) và sắp răng theo khoảng trung hòa (neutral zone) để để tạo sự hít dính cho hàm dưới. Bệnh nhân được tái khám 3 tháng sau điều trị để đánh giá chức năng của răng trụ đơn lẻ trong việc nhai và phát âm. Kết luận: Việc sử dụng kĩ thuật lấy dấu đóng miệng (closed-mouth technique) và sắp răng theo khoảng trung hòa (neutral zone) trong phục hình tháo lắp toàn hàm hàm dưới tăng sự lưu giữ cho phục hình sau cùng, giúp phục hồi thẩm mỹ và chức năng cho bệnh nhân.

Abstract

Background: This clinical case report addresses the considerations, techniques, advantages, and limitations related to performing removable complete denture in cases of severely resorbed mandible. Research methods: An 86-year-old male patient came to HIU Clinic with edentulous maxillary and mandibular arches. The removable upper denture is not aesthetically pleasing and often falls off when chewing, speaking, or smiling. Not only does it prevent him from eating well, but it also affects his psychology as he always feels self-conscious about his teeth. The lower jaw has poor retention, loosens when used, requires the help of denture adhesive cream, and wear on the chewing surface makes him no longer able to adapt to the old jaw. The patient wishes to have a new denture rebuilt to chew better. The patient still has many lower tooth roots, specifically tooth roots 44, 43, 41, 33, 34, 35, but due to poor overall health, the tooth roots cannot be extracted. The patient was indicated upper and lower complete dentures. Conventional clinical steps were performed with the closed-mouth technique and teeth arrangement in the neutral zone to create suction effect for the lower denture. The patient was re-examined 3 months after treatment to evaluate the chewing and pronunciation function of the dentures. Conclusion: The use of closed-mouth technique and teeth arrangement in the neutral zone increases retention for the mandibular complete denture. This can restore aesthetic and functional recovery for patients.

Tài liệu tham khảo

[1] V. Devaki, P. Manonmani, K. Balu, and R. Aravind, “Clinical management of highly resorbed mandibular ridge without fibrous tissue,” Journal of Pharmacy and Bioallied Sciences, vol. 4, no. 6, p. 149, 2012, doi: https://doi.org/10.4103/0975-7406.100256.

DOI: https://doi.org/10.4103/0975-7406.100256

[2] J. Trainor, “Mandibular suction-effective denture and BPS: a complete guide,” British Dental Journal, vol. 215, no. 6, pp. 309–309, Sep. 2013, doi: https://doi.org/10.1038/sj.bdj.2013.925.

DOI: https://doi.org/10.1038/sj.bdj.2013.925

[3] Abe J., Kenji Iwaki, Tetsuya Sudo, and Kyōko Kokubo, Mandibular suction-effective denture “the professional: clinical and laboratory technique for class I/II/III with aesthetics. Tokyo: Quintessence Publishing Co. Ltd, 2019.

[4] A. Porwal and K. Sasaki, “Current status of the neutral zone: A literature review,” The Journal of Prosthetic Dentistry, vol. 109, no. 2, pp. 129–134, Feb. 2013, doi: https://doi.org/10.1016/s0022-3913(13)60030-x.

DOI: https://doi.org/10.1016/S0022-3913(13)60030-X

[5] P. Rehmann, A. K. Künkel, D. Weber, U. Lotzmann, and B. Wöstmann, “Do mandibular complete dentures made using a neutral zone technique improve speech?-A pilot study,” Gerodontology, vol. 34, no. 4, pp. 501–504, Jul. 2017, doi: https://doi.org/10.1111/ger.12285.

DOI: https://doi.org/10.1111/ger.12285

Tải xuống

Số lượt xem: 126
Tải xuống: 294

Đã xuất bản

24.05.2024

Cách trích dẫn

[1]
T. N. Q. N. Trần Ngọc Quý Nhân, Đặng T. P. T. Đặng Thị Phương Thảo, P. T. N. M. Phan Trần Nhật Minh, D. N. T. Dương Ngọc Trác, P. N. Q. Phạm Nguyên Quân, và T. M. T. Trịnh Minh Trí, “CƠ CHẾ HÍT DÍNH CỦA PHỤC HÌNH THÁO LẮP TOÀN HÀM HÀM DƯỚI: BÁO CÁO CA LÂM SÀNG”, HIUJS, số p.h ĐẶC BIỆT, tr 250–258, tháng 5 2024.

Số

Chuyên mục

Y HỌC