SỬ DỤNG RĂNG TRỤ ĐƠN LẺ TRONG ĐIỀU TRỊ PHỤC HÌNH THÁO LẮP BÁN PHẦN KHUNG BỘ: BÁO CÁO CA LÂM SÀNG

Các tác giả

  • Bùi Hiểu Đan Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Đỗ Đoàn Lan Nhi Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Phạm Nguyên Quân Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Văn Hồng Phượng Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS.KHTT.2024.027

Từ khóa:

răng trụ đơn lẻ, phục hình tháo lắp bán phần khung bộ, ca lâm sàng

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Mất răng bán phần là tình trạng phổ biến thường liên quan đến sự lão hóa, do nhiều yếu tố khác nhau như sâu răng nghiêm trọng, các vấn đề về nha chu, chấn thương... Khi dùng các răng đơn lẻ giữa các khoảng mất răng làm răng trụ cho hàm tháo lắp bán phần khung bộ, chúng vừa là cơ hội vừa là thách thức, đặc biệt trong việc thiết kế cũng như tiên lượng điều trị. Báo cáo ca lâm sàng này nhấn mạnh việc sử dụng răng trụ đơn lẻ trong việc thực hiện một phục hình tháo lắp bán phần khung bộ. Phương pháp nghiên cứu: Một bệnh nhân nữ 64 tuổi mất răng toàn bộ ở hàm trên và mất răng bán phần ở hàm dưới với dạng mất răng loại I biến thể 1 (theo phân loại Kennedy), có một răng đơn lẻ (răng 45). Quá trình điều trị bao gồm khám đánh giá, nhổ những răng có tiên lượng xấu, làm phục hình tháo lắp toàn hàm ở hàm trên và Phục hình tháo lắp bán phần khung bộ ở hàm dưới, dùng răng đơn lẻ 45 làm răng trụ. Bệnh nhân được tái khám 3 tháng sau điều trị để đánh giá chức năng của răng trụ đơn lẻ trong việc nhai và phát âm. Kết luận: Việc sử dụng răng trụ đơn lẻ để dùng trong phục hình bán phần khung bộ cần được thực hiện từ bước đầu tiên của quá trình điều trị toàn diện để hướng đến phục hình sau cùng, giúp phục hồi thẩm mỹ và chức năng cho bệnh nhân.

Abstract

Background: Partial edentulism is a common condition often associated with aging, resulting from various factors such as severe caries, periodontal issues, or trauma. When single abutment teeth are present between edentulous spaces to serve as abutments for partial removable dentures, they present both opportunities and challenges, especially in design and treatment prognosis. This clinical case report emphasizes the use of single abutment teeth in fabricating a partial removable denture framework. Research methods: A 64-year-old female patient with complete edentulism in the upper jaw and partial edentulism in the lower jaw with Kennedy Class I Modification 1 (according to the Kennedy classification) featuring a single abutment tooth (tooth 45). The treatment process included evaluation, extraction of teeth with poor prognosis, fabrication of a complete removable denture for the upper jaw, and a partial removable denture framework for the lower jaw, utilizing the single abutment tooth 45. The patient was re-examined three months post-treatment to assess the function of the single abutment tooth in chewing and speech. Conclusion: The use of lonely abutment teeth for removable partial denture needs to be planned from the first step of the comprehensive treatment process towards the final restoration, helping to restore aesthetics and function for patients.

Tài liệu tham khảo

[1.] A. Takaichi et al., “A systematic review of digital removable partial dentures. Part II: CAD/CAM framework, artificial teeth, and denture base,” Journal of Prosthodontic Research, 2021, doi: https://doi.org/10.2186/jpr.jpr_d_20_00117.

DOI: https://doi.org/10.2186/jpr.JPR_D_20_00117

[2] Bengt Owall et al., “Removable partial denture design: a need to focus on hygienic principles?,” PubMed, vol. 15, no. 4, pp. 371–8, Aug. 2002.

[3] Bernd Wöstmann et al., “Indications for removable partial dentures: a literature review.,” PubMed, vol. 18, no. 2, pp. 139–45, May 2005.

[4] H. Petridis and T. J. Hempton, “Periodontal considerations in removable partial denture treatment: a review of the literature.,” PubMed, vol. 14, no. 2, pp. 164–72, Feb. 2002.

[5] S. D. Campbell et al., “Removable partial dentures: The clinical need for innovation,” The Journal of prosthetic dentistry, vol. 118, no. 3, pp. 273–280, 2017, doi: https://doi.org/10.1016/j.prosdent.2017.01.008.

DOI: https://doi.org/10.1016/j.prosdent.2017.01.008

Tải xuống

Số lượt xem: 55
Tải xuống: 55

Đã xuất bản

24.05.2024

Cách trích dẫn

[1]
B. H. Đan Bùi Hiểu Đan, Đỗ Đoàn L. N. Đỗ Đoàn Lan Nhi, P. N. Q. Phạm Nguyên Quân, và V. H. P. Văn Hồng Phượng, “SỬ DỤNG RĂNG TRỤ ĐƠN LẺ TRONG ĐIỀU TRỊ PHỤC HÌNH THÁO LẮP BÁN PHẦN KHUNG BỘ: BÁO CÁO CA LÂM SÀNG”, HIUJS, số p.h ĐẶC BIỆT, tr 233–240, tháng 5 2024.

Số

Chuyên mục

Y HỌC