Mức độ căng thẳng và giải pháp đối phó của Điều dưỡng Bệnh viện Thống Nhất
Các tác giả
Từ khóa:
điều dưỡng, căng thẳng, giải pháp ứng phóTóm tắt
Đặt vấn đề: Ngành điều dưỡng được coi là một trong những ngành nghề áp lực nhất. Căng thẳng của điều dưỡng chủ yếu là do những vấn đề thể chất, sự đau khổ, nhu cầu đáp ứng về tình cảm của người bệnh và gia đình, giờ làm việc, mối quan hệ với đồng nghiệp và các áp lực khác. Mục tiêu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện để xác định mức độ căng thẳng và các giải pháp ứng phó của điều dưỡng tại bệnh viện Thống Nhất. Phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Thống Nhất trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 1 năm 2022 đến ngày 30 tháng 7 năm 2022, 293 điều dưỡng đồng ý tham gia nghiên cứu. Dữ liệu được thu thập bằng Bảng câu hỏi PSS. Phép kiểm T-test được sử dụng để phân tích dữ liệu. Kết quả: 88,4% điều dưỡng có mức độ căng thẳng trung bình, 5,9% điều dưỡng có mức độ căng thẳng cao. Giải pháp ứng phó của điều dưỡng chủ yếu thường xuyên sử dụng là nghĩ ra cách để thay đổi tình hình và giải quyết vấn đề, 53,9% điều dưỡng thỉnh thoảng giải tỏa cảm xúc của mình bằng cách chia sẻ chúng với một ai đó (chẳng hạn như bố/mẹ, anh/chị/em, thầy cô, bạn bè, tu sĩ, thần linh, đức Phật hoặc đức Chúa, …), 47,1% điều dưỡng tự trấn an mình. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mức độ căng thẳng nghề nghiệp với trình độ học vấn, khoa công tác, tình trạng hôn nhân, số lượng người bệnh chăm sóc. Kết luận: Mức độ căng thẳng điều dưỡng Bệnh viện Thống Nhất đa số là trung bình, các giải pháp ứng phó là tự bản thân họ thay đổi chứ chưa có sự hỗ trợ nào từ bệnh viện.
Tải xuống
Tải xuống: 154