Nâng cao hiểu biết tài chính cá nhân thời đại chuyển đổi số của sinh viên Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Các tác giả

  • Nguyễn Đỗ Bích Nga Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS.21.2023.40

Từ khóa:

tài chính cá nhân, hiểu biết tài chính, Giáo dục tài chính

Tóm tắt

Bài nghiên cứu này sẽ tìm hiểu thực trạng mức độ hiểu biết tài chính cá nhân của sinh viên, cũng như phân tích sự khác biệt về nhân khẩu học tác động đến mức độ hiểu biết tài chính cá nhân của sinh viên Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Tham khảo cách thức thực hiện của OECD/INFE (2018) hiểu biết tài chính được chia thành ba khía cạnh, gồm (i) kiến thức tài chính, (ii) hành vi tài chính và (iii) thái độ đối với lập kế hoạch tài chính dài hạn. Các câu hỏi được tác giả lựa chọn dựa vào bộ câu hỏi gốc OECD/INFE nhưng thay đổi một số câu cho phù hợp với đối tượng sinh viên tại Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng và mục tiêu bài nghiên cứu. Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ 200 sinh viên đang học tập tại Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng tất cả các khối ngành và số năm học tại trường, thời gian từ 6/2022 đến 8/2022 bằng phương thức bảng hỏi online MS Form và bảng hỏi được gửi qua mạng xã hội. Hiểu biết tài chính cá nhân của sinh viên tại Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng ở mức độ trung bình - kém với 86% số người được hỏi có số điểm hiểu biết dưới 200 điểm (thang điểm 300). Các đặc điểm về nhân khẩu học có ảnh hưởng đến mức độ hiểu biết tài chính cá nhân của sinh viên như sự khác biệt về giới tính, ngành học, độ tuổi, nơi sinh sống của gia đình, điều kiện kinh tế gia đình, nơi cư trú khi học đại học cũng như nguồn thu nhập để học đại học. Từ thực trạng thu được tác giả đề xuất một số giải pháp đối với sinh viên và Nhà trường nhằm cải thiện điểm hiểu biết tài chính cũng như kỹ năng quản lý tài chính cá nhân thông qua giáo dục tài chính.

Abstract

This study will explore the status of students' personal financial literacy, as well as analyze the demographic differences affecting the level of personal financial literacy of students at Hong Bang International University. Referring to the OECD/INFE (2018) practice, financial literacy is divided into three dimensions, including (i) financial knowledge, (ii) financial behavior, and (iii) attitudes toward long-term financial planning. Based on the original OECD/INFE questionnaire the author selected the questions, but the author has changed some sentences to suit the students at Hong Bang International University and the research objectives. Primary data was collected from 200 students studying at Hong Bang International University in all majors and years of study, survey period from 6/2022 to 8/2022 using the MS Form online questionnaire and send via social networks. Personal financial literacy of students at Hong Bang International University is an average level - poor with 86% of respondents having knowledge score below 200 points (300point scale). Demographic characteristics that affect students' level of personal financial literacy such as gender differences, majors, age, countryside, family economic conditions, place of residence while attending college as well as the source of income for college education. From the obtained situation, the author proposes some solutions for students and schools to improve financial literacy as well as personal financial management skills through financial education.


 

Tài liệu tham khảo

[1] Faboyede, Olusola Samuel and Ben-Caleb, Egbide and Oyewo, “Financial literacy education: Key to poverty Alleviation and National Development in Nigeria”, Europe Journal of Accounting Auditing and Finance Research, 2015, pp. 20-29.

[2] Thủ tướng chính phủ, Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, 2020.

[3] N.T. Tiến, “Cơ sở lý luận và thực tiễn về tài chính cá nhân tại Việt Nam”, 2015 [Trực tuyến]. Địa chỉ: https://repository.vnu.edu.vn/bitstream /VNU_123/97513/1/Nguyen%20Tien%20Thanh.pdf. [Truy cập 22/7/2022].

[4] OECD, “Measuring Financial Literacy: Questionaires and Guidance Notes for Conducting an Internationally Comparable Survey of Financial Literacy”, 2015 [Trực tuyến]. Địa chỉ: https://www.oecd.org/daf/fin/financial-education/49319977.pdf, [Truy cập 22/7/2022].

[5] OECD & INFE, “OECD/INFE Toolkit for measuring financial literacy and financial inclusion”, 2018 [Trực tuyến]. Địa chỉ: https://www.oecd.org/financial/education/2018-INFE-FinLit-Measurement-Toolkit.pdf. [Truy cập 24/7/2022].

[6] OECD, “Improving Financial Literacy: Analysis of issues and policies”, 2005 [Trực tuyến]. Địa chỉ: https://www.researchgate.net/publication/292356975_Improving_Financial_Literacy_Analysis_of_Issues_and_Policies. [Truy cập 30/8/2022].

[7] N.Đ.Thành, “Giáo dục về tài chính cá nhân để phát triển tín dụng tiêu dùng”, [08/2015], Địa chỉ: https://fecredit.com.vn/giao-duc-ve-tai-chinh-ca-nhan-de-phat-trien-tin-dung-tieu-dung/#:~:text=Gi%C3%A1o%20d%E1%BB%A5c%20t%C3%A0i%20ch%C3%ADnh%20c%C3%A1,cho%20%C4%91%C3%BAng%20v%C3%A0%20hi%E1%BB%87u%20qu%E1%BA%A3. [Truy cập 25/8/2022].

[8] E. Floyd, “Measuring Financial Literacy: A comparative study across two collegiate groups”, 2015 [Trực tuyến]. Địa chỉ: https://aquila. usm.edu/cgi/viewcontent.cgi?referer=https://www.google.com/&httpsredir=1&article=1291&context=honors_theses. [Truy cập 30/8/2022].

[9] Nidar, R. Sulaeman and S. Bestari, “Personal Financial Literacy Among University Students (Case Study at Padjadjaran University Students, Bandung, Indonesia)”, world journal of social sciences, vol 2 no4, 2012, pages 162-171.

[10] N. T. H. Yen, “Evaluate Financial Literacy of Vietnamese Students in Higher Education and Its Determinants- The need of Financial Education”, 2014 [Trực tuyến], Địa chỉ: http://veam.org/wp-content/uploads/2017/12/20.-Nguyen-Thi-Hai-Yen.pdf. [truy cập 30/8/2022].

[11] L. H. Anh, Đ. N.Duy, N. G. Phong, N. T.T. Huyền, H.M. Quang, “Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hiểu biết tài chính cá nhân của sinh viên Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo Quốc gia: Kinh tế Việt Nam năm 2018 và triển vọng năm 2019 - Hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ tăng trưởng, 2019.

[12] Đ. T.T Vân, N.T. Huệ, “Đo lường và đánh giá các yếu tố tác động tới hiểu biết tài chính cá nhân của sinh viên”, Tạp chí Ngân hàng, Số 18, Tr. 9 - 14, 2016.

[13] Kharchenko, Olga, “Financial literacy in Ukraine determinants and implications for saving behavior”, 2011 [Trực tuyến]. Địa chỉ http://www.kse.org.ua/uploads/file/library/MAThesis2011/KHARCHENKO.pdf. [Truy cập 30/8/2022].

[14] Al-Tamimi and Hussain, “Financial literacy and investment decisions of UAE investors”, 2009 [Trực tuyến.]. Địa chỉ https://www.research gate.net/profile/Hussein-Al-Tamimi/publication /235289054_Financial_literacy_and_investment_decisions_of_UAE_investors/links/53f86e9a0cf2823e5bdbe169/Financial-literacy-and-investment-decisions-of-UAE-investors.pdf. [Truy cập 30/8/2022].

[15] M. F. Sabri, M. MacDonald, T. K. Hira, J. Masud “Childhood Consumer Experience and the Financial Literacy of College Students in Malaysia”, Family & Consumer sciences research Journal volume 38, issue 4, pages 455-467, 2010.

Tải xuống

Số lượt xem: 2396
Tải xuống: 749

Đã xuất bản

01.01.2023

Cách trích dẫn

[1]
N. Nguyễn Đỗ Bích, “Nâng cao hiểu biết tài chính cá nhân thời đại chuyển đổi số của sinh viên Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng”, HIUJS, vol 21, tr 63–72, tháng 1 2023.

Số

Chuyên mục

KHOA HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ