Vai trò giáo dục văn hóa dân tộc của nhà chùa Khmer Nam Bộ

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Thu Hằng Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS.23.2023.337

Từ khóa:

Chùa Khmer, Nam Bộ, chức năng

Tóm tắt

Người Khmer nước ta có khoảng trên 70 vạn, cư trú chủ yếu ở Nam Bộ, nhất là ở tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, đồng bào sống trải dài theo các giồng (phao), thành các Phum, Srok xen kẽ với người Việt và người Hoa. Trong đời sống tinh thần của người Khmer, không thể không kể tới đạo Phật. Phật giáo Nam Tông du nhập vào người Khmer ở đây vào thế kỷ XIII và trở thành tôn giáo chính thống của họ. Do nhu cầu thực hiện các lễ nghi tôn giáo và cả nơi sinh họat tinh thần cho bà con trong từng khu vực khác nhau mà chùa Khmer ra đời. Bài viết này sử dụng phương pháp vận dụng lý thuyết chức năng của Radcliffe – Brown và B. Malinowski cùng với các dữ liệu khoa học và thực tiễn thu được qua hoạt động điền dã – trải nghiệm và phân tích văn bản với mục tiêu làm rõ các chức năng về mặt tâm lý, đạo đức, cố kết cộng đồng, nhấn mạnh vai trò giáo dục văn hóa dân tộc của nhà chùa đối với đời sống cá nhân và cộng đồng người Khmer ở Nam Bộ trong bối cảnh hiện nay. Kết quả cho thấy Chùa Khmer Nam Bộ là một không gian thiêng liêng có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống văn hóa tín ngưỡng và tinh thần của người Khmer ở vùng Nam Bộ trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.

Abstract

The Khmer people in our country have more than 700.000 people, living mainly in the South, especially in the Mekong Delta province, the people live stretching along the dunes (floats), into the Phum, Srok interspersed with the Vietnamese and the Chinese. In the spiritual life of the Khmer, it is impossible not to mention Buddhism. Theravada Buddhism was introduced to the Khmer here in the 13th century and became their official religion. Due to the need to perform religious ceremonies and spiritual activities for people in different regions that Khmer pagoda was born. This article uses the method of applying the functional theory of Radcliffe - Brown and B. Malinowski together with scientific and practical data obtained through fieldwork - experience and text analysis with the goal of making clearly understand the functions of psychology, morality, community cohesion, emphasizing the role of ethnic cultural education of pagodas for individual life and Khmer community in the South in the current context. The results show that the Khmer Temple in the South is a sacred space that plays an extremely important role in the cultural, religious and spiritual life of the Khmer people in the Southern region in preserving and promoting cultural values nationalization.

Tài liệu tham khảo

[1] Chỉ thị 68/CT/TW, Báo cáo tổng kết 25 năm thực hiện Chỉ thị 68/CT/TW về dân số người Khmer ở Việt Nam, tháng 7/2017.

[2] Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Báo cáo công tác hỗ trợ hoạt động Phật giáo Nam tông Khmer (2004-2018), tr.3, 2018.

[3] Radcliffe Brown, Structure anh Function in Primitive Society, The Free Press Glencoe Illinois, pp.153, 1952.

[4] Hồ Trọng Hoài, “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Khmer và Phật giáo Nam Tông Khmer vùng Tây Nam Bộ đến năm 2020, tầm nhìn 2030”, Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp Nhà nước: Chính sách tổng thể đối với đồng bào Khmer và Phật giáo Nam Tông Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Hà Nội, 2015.

[5] Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (2013): Văn hóa thờ nữ thần – mẫu ở Việt Nam và châu Á: Bản sắc và giá trị, Hà Nội, Nxb. Thế giới.

[6] Trường Lưu (chủ biên), 1993. Văn hóa người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long, Nxb. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

[7] Bùi Hữu Hạnh và các tác giả (1988), “Tìm hiểu vốn văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ”, Nxb. Tổng hợp Hậu Giang, 1988.

Tải xuống

Số lượt xem: 290
Tải xuống: 354

Đã xuất bản

24.05.2023

Cách trích dẫn

[1]
N. T. T. H. Nguyễn Thị Thu Hằng, “Vai trò giáo dục văn hóa dân tộc của nhà chùa Khmer Nam Bộ”, HIUJS, vol 23, tr 43–50, tháng 5 2023.

Số

Chuyên mục

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN