Tín ngưỡng Thành hoàng ở Đông Nam Bộ: Tiếp cận từ lý thuyết chức năng
Các tác giả
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS2025014Từ khóa:
belief, Thanh hoang, function, Southeast regionTóm tắt
Trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, ở bất kỳ vùng miền nào, thì vị thần cũng giữ vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng, trong đó tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở Đông Nam Bộ là một trong những tín ngưỡng tiêu biểu trong tín ngưỡng dân gian truyền thống ở Việt Nam. Ngay khi mới ra đời cho đến nay, tín ngưỡng Thành hoàng đã có ảnh hưởng lâu dài, sâu rộng, toàn diện và khá đậm nét đến mọi khía cạnh của đời sống xã hội, thể hiện một nét truyền thống văn hóa tốt đẹp, gắn kết tình làng nghĩa xóm, thể hiện ý thức hướng về cội nguồn. Bài viết tập trung phân tích tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở Đông Nam Bộ không chỉ như một hiện tượng tôn giáo dân gian, mà còn như một thiết chế văn hóa - xã hội đặc thù, phản ánh nhu cầu tổ chức và ổn định đời sống cộng đồng của cư dân Việt trong quá trình di cư và định cư tại vùng đất phương Nam. Dựa trên khảo sát thực địa tại hai ngôi đình tiêu biểu là đình Tân Lân (Đồng Nai) và đình Tân An (Bình Dương), tác giả triển khai phân tích các chức năng tiêu biểu của tín ngưỡng này theo hướng tiếp cận chức năng học của Radcliffe-Brown và B. Malinowski để làm rõ các chức năng nổi bật của tín ngưỡng Thành hoàng, bao gồm: Chức năng tâm lý, thể hiện niềm tin vào sự bảo trợ siêu nhiên của các vị Thành hoàng đối với cộng đồng; Chức năng giáo dục, qua việc tưởng niệm các nhân vật có công khai phá, bảo vệ vùng đất, góp phần tái hiện và bảo tồn ký ức lịch sử địa phương; Chức năng cố kết cộng đồng, duy trì trật tự, tổ chức các hoạt động lễ hội, giáo dục đạo lý và định hình giá trị văn hóa bản địa.
Abstract
In the cultural and spiritual life of the Vietnamese people, in any region, deities play a significant role in community life, with the worship of Thanh hoang in the Southeast region being one of the prominent folk beliefs in Vietnam. From its inception to the present day, the cult of Thanh hoang has exerted a lasting, profound, comprehensive, and distinctive influence on all aspects of social life, embodying a beautiful cultural tradition that binds village communities together and fosters a sense of connection to their roots. This article focuses on analyzing the cult of Thanh hoang (tutelary deities) in Southeast Vietnam, not merely as a form of folk religious practice, but as a distinctive cultural and social institution that reflects the need for organization and communal cohesion among Vietnamese settlers during their migration and resettlement in the southern regions. Based on field research conducted at two representative temples Tan Lan Temple (Dong Nai) and Tan An Temple (Binh Duong) the author applies the functionalist theoretical framework of Radcliffe-Brown and B. Malinowski to examine the key functions of this belief system. These include: The psychological function, which expresses the community's faith in the supernatural protection of the Thanh hoang; the educational function, through the commemoration of historical figures who contributed to the founding and defense of the land, thereby preserving and transmitting local historical memory; and the social cohesion function, which helps maintain social order, organize communal festivals, instill moral values, and shape indigenous cultural identities.
Tài liệu tham khảo
[1] M. T. Hải, Từ điển Tôn giáo, Hà Nội, Nxb Từ điển Bách khoa, 2002.
[2] V. T. Bằng, Tín ngưỡng dân gian ở thành phồ Hồ Chí Minh, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2004.
[3] N. D. Hinh, Tín ngưỡng Thành Hoàng Việt Nam, Hà Nội, Nxb Khoa học Xã hội, 1994.
[4] N. Đ. Thịnh, Đạo Mẫu ở Việt Nam, Hà Nội: Nxb Văn hoá - Thông tin,1993.
[5] S. Nam, Đình miếu và lễ hội dân gian miền Nam, TP. Hồ Chí Minh: Nxb Trẻ, 2004.
[6] Ngô Đức Thịnh (Chủ biên), Đạo Mẫu ở Việt Nam, Hà Nội, Nxb Văn hoá - Thông tin, 1993.
[7] P. K. Thoa, Chất Nam Bộ trong tín ngưỡng thờ cúng, Tạp chí Khoa học xã hội, Viện KHXH Việt Nam, Viện KHXH vùng Nam Bộ, 2010.
[8] T. N. Thêm, Văn hóa người Việt ở vùng Tây Nam Bộ, TP. Hồ Chí Minh, Nxb Văn hóa - Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, 2014.
Tải xuống
Tải xuống: 21