Đặc điểm thực vật học cây Đậu biếc (Clitoria ternatea L. (Fabaceae))
Các tác giả
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS.22.2023.298Từ khóa:
Clitoria ternatea L., thực vật học, hoaTóm tắt
Đặt vấn đề: Cây Đậu biếc – Clitoria ternatea L. thuộc Đậu (Fabaceae), có nguồn gốc từ Đông Nam Á và phân bố rộng khắp nơi. Hiện nay, các nghiên cứu về thực vật học của loài vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó, nghiên cứu được thực hiện để cung cấp các đặc điểm chi tiết hơn về hình thái, cấu trúc giải phẫu và cấu tử ở bột dược liệu của cây Đậu biếc ở Việt Nam để góp phần kiểm nghiệm dược liệu Đậu biếc ở Việt Nam. Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm hình thái, đặc điểm vi học, thành phần hóa thực vật của cây Đậu biếc và sơ bộ hoạt tính chống oxy hóa trên bảng mỏng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: cây Đậu biếc tại vườn thực vật của Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, nghiên cứu đặc điểm thực vật học bằng phương pháp hình thái và phương pháp giải phẫu. Soi bột dược liệu bằng kính hiển vi. Phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật bằng phương pháp Ciuley cải tiến. Khảo sát sơ bộ hoạt tính chống oxy hóa của các dịch chiết từ hoa cây Đậu biếc bằng phương pháp DPPH trên bảng mỏng. Kết quả: Đã xác định được đặc điểm thực vật học của cây Đậu biếc trên cơ sở khảo sát, đồng thời xác định và phân tích các đặc điểm giải phẫu các bộ phận của cây mà các nghiên cứu khác chưa có. Ngoài ra còn xác định sơ bộ về hoạt tính chống oxy hóa của các dịch chiết chloroform, ethyl acetat và ethanol 70%. Kết luận: Nghiên cứu về đặc điểm thực vật học đã cung cấp một cách chi tiết và minh họa rõ nét về đặc điểm bên ngoài và cấu tạo bên trong cây Đậu biếc cho các loài thực vật Việt Nam. Khả năng dịch chiết ethyl acetat có hoạt tính chống oxy hóa cao nhất.
Abstract
Background: Clitoria ternatea L. belongs to Fabaceae, is native to Southeast Asia, and is widely distributed. Currently, studies on the botany of the species are still limited. Therefore, the study was carried out to provide more detailed morphological, anatomical, and structural characteristics of the medicinal powder of in Clitoria ternatea Vietnam to contribute to the testing of the Vietnamese medicinal plant. Objectives: To study morphological characteristics, microbiological characteristics, phytochemical components of Clitoria ternatea plant, and preliminary antioxidant activity on a thin panel. Research methods: Clitoria ternatea in the botanical garden of Hong Bang International University, studying the botanical characteristics by morphological and anatomical methods. Microscopic examination of medicinal powders. Preliminary analysis of phytochemical composition by improved Ciuley method. Preliminary investigation of antioxidant activity of extracts from Clitoria ternatea flower by DPPH method on thin panel. Results: The botanical characteristics of Clitoria ternatea plant have been determined on the base of the survey, and at the same time identified and analyzed the anatomical characteristics of the parts of the plant that other studies have not. In addition, preliminary determination of the antioxidant activity of chloroform, ethyl acetate, and 70% ethanol extracts was also performed. Conclusion: The study of botanical characteristics has provided a detailed and clear illustration of the external and internal structure of the butterfly pea plant for Vietnamese plants. The ability of the ethyl acetate extract to have the highest antioxidant activity.
Tài liệu tham khảo
[1] Pulok K Mukherjee, Venkatesan Kumar, N. Satheesh Kumar, Micheal Heinrich, “The Ayurvedic medicine Clitoria ternatea-From traditional use to scientific assessment,” Journal of Ethnopharmacology, Vol.120, No. 3, pp. 291-301, 2008.
[2] Ali Esmail Al-Snafi, “Pharmacological importance of Clitoria ternatea – A review,” IOSR Journal of Pharmacy, Vol. 6, No. 3, pp. 68-83, 2016.
[3] Oguis GK, Gilding EK, Jackson MA, Craik DJ. “Butterfly Pea (Clitoria ternatea), a Cyclotide-Bearing Plant with Applications in Agriculture and Medicine,” Front Plant Sci,10, 645, 2019.
[4] P. Manjula, CH. Mohan, D. Sreekanth, B. Keerthi and B. Prathibha Devi. “Phytochemical analysis of Clitoria ternatea Linn., a valuable medicinal plant,” J. Indian bot. Soc, Vol. 92. No. (3&4), pp.173-178, 2013.
[5] Jeyaraj, E.J., Lim, Y.Y. & Choo, W.S. “Extraction methods of butterfly pea (Clitoria ternatea) flower and biological activities of its phytochemicals,” J Food Sci Technol, 58, 2054–2067, 2021.
[6] Varsha Jadhav, Swati Deshmukh and Shivprasad Mahadkar, “Evaluation of antioxidant potential of Clitoria ternatea L.”, International Journal of Pharmacy and Pharmaceutical Sciences, Vol 5, No. 2, pp. 595-599, 2013.
Tải xuống
Tải xuống: 190