Đánh giá hiệu quả mang máng gel Fluor kết hợp chải răng trong phòng ngừa sâu răng ở bệnh nhân xạ trị ung thư đầu cổ
Các tác giả
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS.27.2024.560Từ khóa:
sâu răng, xạ trị, gel FluorTóm tắt
Sâu răng sau xạ trị vùng đầu cổ là một trong những tổn thương răng thường gặp. Sâu răng sau xạ trị vùng đầu mặt cổ thực sự là một vấn đề cần được quan tâm đối với những bệnh nhân xạ trị đầu mặt cổ. Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả mang máng gel Fluor 1.23% mỗi ngày 1 lần 5 phút kết hợp chải răng ngày 2 lần trong phòng ngừa sâu răng ở bệnh nhân xạ trị ung thư đầu cổ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là phương pháp nghiên cứu: can thiệp. Tiến hành nghiên cứu trên 34 bệnh nhân xạ trị vùng đầu cổ với 715 răng, tại phòng chăm sóc răng miệng, Khoa Xạ Đầu - Mặt - Cổ Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 2 đến tháng 10 năm 2023. Mô tả đặc điểm sâu răng trước xạ bằng chỉ số ICDAS (International Caries Detection and Assessent System): Chỉ số đánh giá sâu răng mới chớm (ICDAS II detection criteria-2005) và đánh giá kết quả sau mỗi 1,2,3 tháng. Kết quả: Có 25 bệnh nhân là nam, 9 bệnh nhân là nữ; tuổi trung bình 51.08. Trước khi xạ trị có 45.04% sâu răng mức độ nhẹ, không sâu răng với 44.48%. Trong các mã code của chỉ số ICDAS, code 0 (không sâu răng) là nhiều nhất. Tiếp theo là code 2 với 18.61%, code 1 với 15.67%. Trong sâu răng nặng thì code 6 chiếm thấp nhất với 2.38%, code 5 chiếm 2.38% và code 4 chiếm 5.03%.
Abstract
Post-radiotherapy dental caries is one of the common dental lesions. Objective: This study aims to evaluate the effectiveness of using 1.23% Fluoride gel once a day for 5 minutes combined with twice-daily tooth brushing in preventing dental caries in patients undergoing head and neck cancer radiotherapy. Subjects and Methods: This is a prospective, descriptive, intervention study conducted on 34 head and neck cancer radiotherapy patients with a total of 715 teeth at the Dental Care Department, Head and Neck Radiation Department, Ho Chi Minh City Oncology Hospital from February to October 2023. Dental caries characteristics were described using the ICDAS (International Caries Detection and Assessment System) index: ICDAS II detection criteria-2005 for assessing early dental caries and evaluating outcomes after 1, 2, and 3 months. Results: There were 25 male and 9 female patients with an average age of 51.08. Before radiotherapy, 45.04% had mild dental caries, and 44.48% had no dental caries. Among the ICDAS codes, code 0 (no dental caries) was the most prevalent, followed by code 2 at 18.61% and code 1 at 15.67%. In severe dental caries, code 6 had the lowest occurrence at 2.38%, followed by code 5 at 2.38% and code 4 at 5.03%.
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Thị Hồng, Ung thư hốc miệng, Bệnh học miệng, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Quốc tế Hồng Bàng, 2021.
[2] Nguyễn Thị Hồng và Trần Thị Anh Tường, Hoại tử xương hàm do xạ, Cập nhật nha khoa – 2015. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Y học, 2010.
[3] Lê Đức Lánh, Xử trí nha khoa đối với bệnh nhân xạ trị và hóa trị, Phẫu thuật miệng, tập 1. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Y học, 2016.
[4] Catherine H L Hong, Joel J Napeñas, Brian D Hodgson, Monique A Stokman, Vickie Mathers-Stauffer, Linda S Elting, Fred K L Spijkervet, Michael T Brennan, “A systematic review of dental disease in patients undergoing cancer therapy”, Support Care Cancer,18(8), 1007-21, 2010.
DOI: https://doi.org/10.1007/s00520-010-0873-2[5] Bùi Thị Loan Chi, “Đánh giá hiệu quả mang máng Fluor trong phòng ngừa đa sâu răng”, Tạp chí Y dược thực hành 175, số 6, 2016.
[6] Lauren E Levi, Rajesh V Lalla, “Dental Treatment Planing for the Patient with Oral Cancer”, Dent Clin North Am, 62(1), 121-130, 2018.
DOI: https://doi.org/10.1016/j.cden.2017.08.009[7] Itzak Brook, “Late side effects of radiation treatment for head and neck cancer”, Radiat Oncol, 38(2), 84-92, 2020. [8] Mark S Chambers, “Clinical evalution of the intraoral Fluoride re;easing system in radiation”, Oral Oncol, 43(1), 98-105, 2007.
DOI: https://doi.org/10.3857/roj.2020.00213[9] Aiman sheikh, Farhan Raza Khan, Tabassum, “Topical Fluorides for Head and Neck Cancer Patients Subjected to Surgical Resection and Radiation Therapy in Resource Restraint Settings”, J Coll Physicians Surg Pak, 30(2), 205-209, 2020.
DOI: https://doi.org/10.29271/jcpsp.2020.02.205[10] J B Epstein, E H van der Meji, R Lunn, P Steevenson – Moore, Effects of compliance with Fluoride gel application on caries and risk in patients after radiation therapy for head and neck cancer, 1996.
DOI: https://doi.org/10.1016/S1079-2104(96)80351-9[11] Chung M, York BR, Michaud DS., “Oral health and cancer”, Curr Oral Heal Reports, 6, pp.130-137, 2019.
DOI: https://doi.org/10.1007/s40496-019-0213-7[12] Bertl K, Philippe Savvidis K, Kukla EB et al., “Including dental professionals in the multidisciplinary treatment team of head and neck cancer patients improves long‑term oral health status”, Clin Oral Invest, 26, pp.2937–2948, 2022.
DOI: https://doi.org/10.1007/s00784-021-04276-x[13] Jyotiman Nath, “Dental Care in Head and Neck Cancer Patients Undergoing Radiotherapy”, Indian J Otolaryngol Head Neck Surg, 74(Suppl 3), 6219-6224, 2022.
DOI: https://doi.org/10.1007/s12070-021-02941-xTải xuống
Tải xuống: 160