Đánh giá độ ác tính mô học của Carcinôm tế bào gai hốc miệng theo các phân loại
Các tác giả
Từ khóa:
Carcinôm tế bào gai hốc miệng, độ ác tính mô họcTóm tắt
Đặt vấn đề: Carcinôm tế bào gai là ung thư thường gặp nhất trong ung thư hốc miệng. Phân loại độ ác tính mô học (grad mô học) là một công cụ chẩn đoán quan trọng. Tuy nhiên, có nhiều hệ thống phân loại độ ác tính mô học. Năm 2017, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đề nghị một hệ thống phân loại grad mô học đơn giản dựa trên sự biệt hóa tế bào, bỏ các yếu tố tương quan chủ - bướu. Mục tiêu: Đánh giá độ ác tính mô học của carcinôm tế bào gai hốc miệng theo phân loại của WHO (2017) và so sánh với đánh giá theo các phân loại trước đây của Anneroth (1987) và của Bryne (1992). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang 179 trường hợp ung thư hốc miệng có chẩn đoán giải phẫu bệnh là carcinôm tế bào gai, được điều trị tại Bệnh Viện Ung Bướu Tp.HCM năm 2016 và 2017. Ghi nhận dữ liệu lâm sàng theo hồ sơ bệnh án. Nghiên cứu đánh giá độ ác tính (grad) mô học theo phân loại của Anneroth (1987), Bryne (1992) và WHO (2017). Kết quả: Kết quả cho thấy đa số trên 40 tuổi (85.8%). Tỉ số nam: nữ là 3,6:1. Các vị trí ung thư thường gặp là lưỡi (56.3%), sàn miệng (21.6%) và nướu răng (15.3%). Đa số ung thư phát hiện ở giai đoạn trễ (79.5%). Di căn hạch cổ chiếm 42.6%. Đánh giá độ ác tính mô học cho thấy có sự đồng thuận rất cao giữa phân loại của Bryne và của Anneroth với Kappa = 0.89; đồng thuận cao giữa phân loại của WHO và của Anneroth với Kappa = 0.75; đồng thuận cao giữa phân loại của WHO và của Bryne với Kappa = 0.67. Kết luận: Phân loại độ ác tính mô học carcinôm tế bào gai hốc miệng của WHO (2017) sử dụng đơn giản và cho kết quả chẩn đoán đồng thuận cao với các phân loại trước đây. Do đó có thể áp dụng thường quy trong chẩn đoán giải phẫu bệnh.
Tải xuống
Tải xuống: 567