Đánh giá hoạt tính ức chế α-glucosidase của các phân đoạn và chất phân lập từ Núc nác (Oroxylum indicum)
Các tác giả
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS2025007Từ khóa:
Oroxylum indicum, α-glucosidase, Oroxylin A, vỏ thânTóm tắt
Đặt vấn đề: Enzym α-glucosidase tham gia vào quá trình phân giải carbohydrate và là đích tác dụng trong điều trị đái tháo đường type 2. Việc tìm kiếm chất ức chế α-glucosidase từ dược liệu đang được quan tâm do tính an toàn và ít tác dụng phụ. Oroxylum indicum (Núc nác) là dược liệu có nhiều ứng dụng truyền thống, chứa flavonoid tiềm năng về mặt dược lý. Mục tiêu: Khảo sát hoạt tính ức chế α-glucosidase của các phân đoạn chiết từ vỏ thân Núc nác, phân lập hợp chất có hoạt tính và xác định cấu trúc hóa học của chất phân lập. Phương pháp: Vỏ thân Núc nác được chiết bằng ethanol 96%, sau đó phân đoạn với n-hexan, ethyl acetate và nước. Các phân đoạn được đánh giá hoạt tính ức chế α-glucosidase. Phân đoạn có hoạt tính cao được tiến hành phân lập bằng sắc ký cột, tinh chế và xác định cấu trúc hợp chất bằng phổ 1H-NMR và 13C-NMR. Kết quả: Phân đoạn ethyl acetate cho hoạt tính ức chế α-glucosidase mạnh nhất (IC₅₀ = 17.20 ± 1.16 µg/mL), cao hơn Acarbose (IC₅₀ = 84.03 ± 4.74 µg/mL). Từ phân đoạn này, hợp chất Oroxylin A được phân lập và xác định cấu trúc, có IC₅₀ = 39.29 ± 0.68 µg/mL. Kết luận: Vỏ thân Oroxylum indicum chứa các hợp chất có khả năng ức chế α-glucosidase, trong đó Oroxylin A là một hoạt chất tiềm năng, góp phần khẳng định giá trị ứng dụng của dược liệu trong hỗ trợ điều trị đái tháo đường.
Abstract
Introduction: The enzyme α-glucosidase participates in the process of carbohydrate degradation and is a target in treating type 2 diabetes. The search for α-glucosidase inhibitors from medicinal herbs is interesting due to its safety and few side effects. Oroxylum indicum is a medicinal herb with many traditional applications, containing flavonoids with potential pharmacological properties. Objective: To investigate the α-glucosidase inhibitory activity of fractions extracted from the bark of Núc nác, to isolate active compounds, and determine the isolated substance's chemical structure. Method: The bark of Oroxylum indicum was extracted with 96% ethanol, then fractionated with n-hexane, ethyl acetatee, and water. The fractions were evaluated for α-glucosidase inhibitory activity. The highly active fraction was isolated by column chromatography, purified, and the compound structure was determined by ¹H-NMR and ¹³C-NMR spectra. Results: The ethyl acetate fraction showed the strongest α-glucosidase inhibitory activity (IC₅₀ = 17.20 ± 1.16 µg/mL), higher than Acarbose (IC₅₀ = 84.03 ± 4.74 µg/mL). From this fraction, the compound Oroxylin A was isolated and its structure was determined, with IC₅₀ = 39.29 ± 0.68 µg/mL. Conclusion: Oroxylum indicum bark contains compounds that can inhibit α-glucosidase, in which Oroxylin A is a potential active ingredient, contributing to affirming the application value of medicinal herbs in supporting diabetes treatment.
Tài liệu tham khảo
[1] Tundis R, Loizzo MR, Menichini F. “Natural products as alpha-amylase and alpha-glucosidase inhibitors and their hypoglycaemic potential in the treatment of diabetes: an update.” Mini Rev Med Chem. 10(4):315-331, 2010. doi:10.2174/138955710791331007.
DOI: https://doi.org/10.2174/138955710791331007[2] Patel, D., Kumar, R., Laloo, D., & Hemalatha, S. “Natural medicines from plant source used for therapy of diabetes mellitus: An overview of its pharmacological aspects.” Asian Pacific Journal of Tropical Disease, 2(3), 239-250, 2012.
DOI: https://doi.org/10.1016/S2222-1808(12)60054-1[3] Ahad, Amjid & Ganai, Ajaz & Sareer, O. & Najm, Mohammad & Kausar, Adnan & Mujeeb, Mohd & Siddiqui, Waseem. “Therapeutic potential of Oroxylum indicum: A review.” Journal of Pharmaceutical Research and Opinion. 2. 163-172, 2012.
[4] Lu L, Guo Q, Zhao L. “Overview of Oroxylin A: A Promising Flavonoid Compound.” Phytother Res. 30(11):1765-1774, 2016.
DOI: https://doi.org/10.1002/ptr.5694[5] Đ. T. X. Trang, N. T. T. Oanh, T. C. Linh, L. T. P. Thảo, T. T. Mến, và N. T. Tuân. “Đánh giá khả năng kháng oxy hóa, ức chế enzyme α-amylase và α-glucosidase của các cao chiết từ lá cây Núc nác (Oroxylum indicum L.)”. CTU J. Sci., vol 55, số p.h 6, tr 29-36, tháng 12 2019.
DOI: https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2019.155[6] L. T. T. Hương, N. T. Công, N. V. M. Trang, N. T. M. Trang, “Các hợp chất flavonoit từ lá cây Núc nác Oroxylum indicum”. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số. 43 92-9, 2013.
[7] M. T. T. Nguyen, N. T. Nguyen, H. X. Nguyen, T. N. N. Huynh, and B. S. Min, “Screening of α-Glucosidase Inhibitory Activity of Vietnamese Medicinal Plants: Isolation of Active Principles from Oroxylum indicum”. Natural Product Sciences 18(1) : 47-51 (2012).
Tải xuống
Tải xuống: 18