CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN

Các tác giả

  • Nguyễn Hoài Sanh Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS.KHQG.2024.006

Từ khóa:

chương trình giáo dục phổ thông 2018, giáo viên, đào tạo giáo viên

Tóm tắt

Năm 2018, Chương trình giáo dục phổ thông mới (Chương trình giáo dục phổ thông 2018 - CTGDPT 2018) được ban hành, từ năm học 2019 - 2020 việc triển khai chương trình, sách giáo khoa theo CTGDPT 2018 bắt đầu với lớp 1, đến năm học 2022 - 2023 chương trình mới đang được triển khai ở lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 6, lớp 7 và lớp 10. Để triển khai CTGDPT 2018 thành công, tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục toàn diện trong bối cảnh mới, cần có nhiều điều kiện đảm bảo. Bởi lẽ, so với chương trình cũ, CTGDPT 2018 có nhiều điểm mới, liên quan đến: Quan điểm, mục tiêu của Chương trình GDPT; nội dung và thời lượng giáo dục; phương pháp dạy học; vai trò sách giáo khoa; vai trò của giáo viên; yêu cầu với học sinh; yêu cầu đối với cha mẹ học sinh; vai trò chủ động của cơ sở giáo dục; điều kiện về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; trách nhiệm của địa phương...Trong bài viết này, chúng tôi nghiên cứu những vấn đề đặt ra đối với đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu của CTGDPT 2018.

Abstract

In 2018, the new General Education Program (2018 General Education Program – 2018 GEP) was issued. From the 2019 - 2020 school year, the implementation of the program and textbooks according to the 2018 General Education Program began with grade 1, and by the 2022 - 2023 school year, the GEP was implemented for grades 1, 2, 3, 6, 7 and 10. To implement the 2018 General Education Program successfully, creating strong changes and improvements in the quality of comprehensive education in the new context, many conditions must be met. This is because, compared to the old program, the GEP has many new points, related to: perspectives and goals of the new GEP, educational contents and duration, teaching methods, the role of textbooks, the role of teachers, requirements for students and for parents, active roles of educational institutions, conditions of facilities and teaching equipments and local responsibility, etc. In this article, we discuss the issue of innovating teacher training to meet the requirements of the GEP.

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Số: 32/2018/TT-BGDĐT, Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2018 – Thông tư ban hành chương trình giáo dục phổ thông.

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT, Quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2021.

[3] Mỵ Giang Sơn, Quản lí thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam, 2016.

[4] Đinh Quang Báo, Đổi mới mô hình đào tạo giáo viên, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Trường Đại học Hùng Vương, số 1, tr. 46 – 54. 2021.

[5] Kolb, D.A., “Experiential learning: experience as the source of learning and Development”, Englewood Cliffs, New Jesey: Pretine-Hall, 1994.

[6] Ban Chấp hành Trung ương. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, 2013.

Tải xuống

Số lượt xem: 218
Tải xuống: 146

Đã xuất bản

24.05.2024

Cách trích dẫn

[1]
N. H. S. Nguyễn Hoài Sanh, “CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN”, HIUJS, số p.h ĐẶC BIỆT, tr 60–67, tháng 5 2024.

Số

Chuyên mục

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN