Thực trạng sử dụng thuốc lao phổi của người bệnh nội trú tại Bệnh viện Phổi Vĩnh Long năm 2023

Các tác giả

  • Hoàng Đình Tiếng Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
  • Phạm Thị Tố Liên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
  • Nguyễn Thị Linh Tuyền Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
  • Nguyễn Phục Hưng Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
  • Trương Minh Thùy Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
  • Lê Thị Ngọc Quyên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
  • Lê Ngọc Bích Tuyền Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
  • Nguyễn Thị Ngọc Văn Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
  • Nguyễn Văn Đông Bệnh Viện Phổi Vĩnh Long
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS.29.2024.616

Từ khóa:

lao phổi, Bệnh viện Phổi Vĩnh Long, thực trạng sử dụng thuốc.

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng sử dụng thuốc lao phổi của người bệnh nội trú tại bệnh viện phổi Vĩnh Long năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân và bệnh nhân nội trú được chẩn đoán lao phổi tại Bệnh viện Phổi Vĩnh Long năm 2023 theo phương pháp thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Mẫu nghiên cứu gồm 258 bệnh nhân đánh giá tác dụng điều trị của thuốc chống lao hàng thứ nhất và hàng thứ hai trong đó thuốc chống lao hàng thứ nhất vẫn được ưu tiên sử dụng. Sự đa dạng trong sử dụng thuốc chống lao với 5 chế phẩm chống lao hàng 1 và các chế phẩm chống lao hàng 2, trong đó Rifampicin và Isoniazid được sử dụng nhiều nhất (93%). Ngoài ra, trong điều trị bệnh lao vẫn dùng thêm các thuốc đi kèm để tăng hiệu quả điều trị. Với kết quả 93% bệnh nhân thuộc nhóm lao nhạy cảm với thuốc và 7% thuộc nhóm lao kháng thuốc cho thấy vẫn có sự hiệu quả trong phác đồ điều trị lao đường uống là chủ yếu, chỉ có 9,7% đối tượng phải dùng đến thuốc tiêm (Streptomycin) trong phác đồ. Kết luận: Việc sử dụng thuốc điều trị lao phổi hợp lý góp phần giảm khả năng ngân sách nhà nước, đem lại hiệu quả cao trong điều trị, giảm sự đề kháng thuốc đặc biệt là sử dụng kháng sinh trong điều trị lao phổi. Chính vì vậy sẽ giúp chương trình phòng chống lao ở tỉnh Vĩnh Long mang lại hiệu quả cao.

Abstract

Objective: Pulmonary tuberculosis disease (TB) is one of the leading causes of death due to the infectious effects of tuberculosis bacteria. Because of dangerous effects, research on the current status of using tuberculosis drugs has become a necessary issue nowadays. Research objective: Describe the current status of using tuberculosis drugs by in-patient patients at Vinh Long Lung Hospital in 2023. Research subjects and methods: Medical records of patients and in-patient patients diagnosed with pulmonary tuberculosis at Vinh Long Lung Hospital in 2023 according to the cross-sectional descriptive research design method. Results: The study sample included 258 patients to evaluate the treatment effects of the first and second line tuberculosis drugs, in which the first line tuberculosis drugs are still preferred. Diversity in the use of anti-tuberculosis drugs with 5 first-line anti-tuberculosis preparations and second-line anti-tuberculosis preparations, of which Rifampicin and Isoniazid are used the most (93%). In addition, when treating tuberculosis, additional accompanying drugs are still used to increase treatment effectiveness. With the results that 93% of patients were in the drug-sensitive TB group and 7% were in the drug-resistant TB group, it showed that the main oral TB treatment regimen was still effective, with only 9.7% of subjects having to Use injection medication (Streptomycin) in the regimen. Conclusion: The appropriate use of drugs to treat tuberculosis contributes to reducing state budget capacity, bringing high efficiency in treatment, reducing drug resistance, especially the use of antibiotics in tuberculosis treatment. lung. Therefore, it will help the tuberculosis prevention program in Vinh Long province to be highly effective.

Tài liệu tham khảo

[1] F. C. d. Q. Mello, D. R. Silva, and M. P. J. J. B. d. P. Dalcolmo, "Tuberculose: onde estamos?," Jornal Brasileiro de Pneumologia, vol. 44, ed: SciELO Brasil, 2018, pp. 82-82.

DOI: https://doi.org/10.1590/s1806-37562017000000450

[2] H. Đ. Tiếng, "Nghiên cứu chi phí trực tiếp y tế, gánh nặng y tế và hiệu quả can thiệp trong điều trị lao phổi cho người bệnh nội trú có bảo hiểm y tế tại bệnh viện phổi Vĩnh Long năm 2023," Tạp chí Y học Việt Nam, số 538, trang 51, 2023.

DOI: https://doi.org/10.51298/vmj.v538i2.9422

[3] M. F. Sazali et al., "Improving tuberculosis medication adherence: the potential of integrating digital technology and health belief model," vol. 86, no. 2, p. 82, 2023.

DOI: https://doi.org/10.4046/trd.2022.0148

[4] N. Liem, "Antibiotic resistance mechanisms in M. tuberculosis: an update," Archives of Toxicology, vol. 90, pp. 1585-1604, 2016.

DOI: https://doi.org/10.1007/s00204-016-1727-6

[5] Đ. Q. Sơn, N.Đ. Thọ, T. Q. Phục và P. V. Linh, "Thực trạng kháng thuốc lao hàng một ở bệnh nhân lao phổi tại Bệnh viện Phổi Hải Phòng từ 2018 đến 2019 - First line drug resistance status among pulmonary tuberculosis patients at Haiphong lung hospital in 2018-2019 period," Tạp chí Y học Việt Nam, số Đặc biệt, trang 32-36, 2022.

[6] T.T.H Thịnh, N.T.C. Loan, Đ.T.T Lan, N.T. Duyên và N.T.H. Thiện, "Thực trạng sử dụng thuốc và biến cố bất lợi của thuốc chống lao tại bệnh viện phổi Thái Bình năm 2021," Tạp chí Y Dược Thái Bình, số 2, trang 141, 2021.

[7] T. T. Hùng, T. N. Dung và P. T. Tâm, "Khảo sát các yếu tố liên quan đến lao phổi tái phát tại thành phố Cần Thơ năm 2011-2016." Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 34, trang 49, 2021.

[8] W. H. Organization, Companion handbook to the WHO guidelines for the programmatic management of drug-resistant tuberculosis. World Health Organization, 2014.

[9] N. H. Dương, "Lao đa kháng thuốc: Tổng quan về biến cố bất lợi của thuốc và mô tả dữ liệu từ hệ thống báo cáo tự nguyện tại Việt Nam," Khoá luận tốt nghiệp dược sĩ Trường Đại học Dược Hà Nội, 2016.

[10] C. D. Mitnick, B. McGee, and C. A. Peloquin, "Tuberculosis pharmacotherapy: strategies to optimize patient care," Expert Opinion on Pharmacotherapy, vol. 10, no. 3, pp. 381-401, 2009/02/01 2009.

DOI: https://doi.org/10.1517/14656560802694564

[11] Bộ Y tế, Quyết định số 3126/QĐ-BYT ngày 23/5/2018 ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao, 2018.

Tải xuống

Số lượt xem: 149
Tải xuống: 103

Đã xuất bản

24.05.2024

Cách trích dẫn

[1]
H. Đình T. Hoàng Đình Tiếng, “Thực trạng sử dụng thuốc lao phổi của người bệnh nội trú tại Bệnh viện Phổi Vĩnh Long năm 2023”, HIUJS, vol 29, tr 135–144, tháng 5 2024.

Số

Chuyên mục

DƯỢC HỌC