ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC CỦA NGƯỜI BỆNH UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG NÚT MẠCH HÓA CHẤT TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY NĂM 2023
Các tác giả
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS.KHTT.2024.014Từ khóa:
ung thư biểu mô tế bào gan, đặc điểm lâm sàng, nút mạch hoá chất, nhu cầuTóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và nhu cầu hỗ trợ chăm sóc tại nhà của người bệnh ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) được điều trị bằng phương pháp nút mạch hóa chất tại Bệnh viện Chợ Rẫy vào năm 2023 nhằm xây dựng quy trình chăm sóc liên tục cho người bệnh ung thư biểu mô tế bào gan điều trị bằng phương pháp nút mạch hóa chất ( TACE) sau khi xuất viện. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu cỡ mẫu 139 người bệnh UTBMTBG đang điều trị nội trú tại khoa U gan Bệnh viện Chợ Rẫy Tp. Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2023 đến tháng 8 năm 2023 bằng phương pháp TACE được phỏng vấn trực tiếp dựa trên bộ câu hỏi soạn sẵn. Kết quả: Triệu chứng thường gặp của 139 người bệnh được ghi nhận sau điều trị TACE là đau chiếm tỷ lệ cao nhất (72.66%), lần lượt các triệu chứng khác cũng chiếm tỉ lệ mệt mỏi (58.27%); chán ăn (46.76%); sốt (38.85%); táo bón (36.69%), rối loạn giấc ngủ (28.78%), ngoài ra các triệu chứng buồn nôn (18.71%), nôn (13.67%). Nhóm ghi nhận điểm đau trung bình là 2.91 (± 0.78) điểm, nhiệt độ khi sốt trung bình được ghi nhận là 37.8 (± 0.43) độ C, số lần nôn trung bình là 3.79 (± 2.07) lần. Nghiên cứu cho thấy nhu cầu hỗ trợ chăm sóc của người bệnh được xem xét qua 10 nhu cầu, trong đó nhu cầu được động viên, khích lệ từ những thành viên trong gia đình là có tỷ lệ cao nhất 73.38%. Tiếp theo có tỷ lệ lần lượt là là nhu cầu khi đau (46.0%), nhu cầu khi gặp khó khăn đi lại (35.25), nhu cầu khi sốt (33.81%); nhu cầu khi cần tư vấn về dinh dưỡng (32.37%), nhu cầu hỗ trợ khi buồn nôn, nôn (27.34%), nhu cầu hỗ trợ điều trị từ các bác sĩ/ điều dưỡng có chuyên môn cao (26.62%), nhu cầu nhận hỗ trợ để tự chăm sóc được bản thân (26.62%), nhu cầu hỗ trợ khi táo bón (21.58%), nhu cầu cần hỗ trợ khi người bệnh khó ngủ, mất ngủ (17.99%). Kết luận: Đặc điểm lâm sàng người bệnh sau TACE trong nghiên cứu ghi nhận kết quả tỷ lệ đau chiếm khá cao (72.66%) trong các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, sốt, táo bón, nôn, buồn nôn, rối loạn giấc ngủ. Nhu cầu hỗ trợ, chăm sóc của người bệnh UTBMTBG sau đợt điều trị TACE được xuất viện về nhà rất đa dạng và cần thiết. Chúng ta cần xây dựng một quy trình chăm sóc liên tục nhằm giảm mất kết nối giữa người bệnh và bệnh viện.
Abstract
Objective: To survey the clinical characteristics and home care needs of patients with hepatocellular carcinoma (HCC) treated with transarterial chemoembolization (TACE) at Cho Ray Hospital in 2023 in order to develop a continuous care process for HCC patients treated with TACE after discharge.
Subjects and research methods: A cross-sectional descriptive study with a sample size of 139 HCC patients undergoing inpatient treatment at the Hepatology Department of Cho Ray Hospital, Ho Chi Minh City, from January 2023 to August 2023 using TACE method were directly interviewed based on a pre-prepared questionnaire. Results:Among all the common symptoms observed in the 139 patients after TACE treatment, pain was the most prevalent (72.66%), followed by fatigue (58.27%), loss of appetite (46.76%), fever (38.85%), constipation (36.69%), sleep disturbances (28.78%). In addition, symptoms of nausea (18.71%) and vomiting (13.67%) were also reported. The average pain score recorded was 2.91 (± 0.78), the average temperature during fever was 37.8 (± 0.43) degrees Celsius, and the average number of vomiting episodes was 3.79 (± 2.07). The study showed that the support and care needs of the patients were assessed through 10 needs, with the highest percentage being the need for encouragement and support from family members (73.38%). This was followed by the needs for pain management (46.0%), assistance with mobility difficulties (35.25%), fever management (33.81%), nutritional counseling (32.37%), support for nausea and vomiting (27.34%), specialized medical support from doctors/nurses (26.62%), self-care support (26.62%), support for constipation (21.58%), and support for sleep disorders and insomnia (17.99%). Conclusion: The clinical characteristics of patients after TACE treatment in the study showed a relatively high prevalence of pain (72.66%) among the symptoms of fatigue, loss of appetite, fever, constipation, nausea, vomiting, and sleep disorders. The support and care needs of HCC patients after TACE treatment upon discharge are diverse and essential. It is necessary to establish a continuous care process to reduce the disconnect between patients and the hospital.
Tài liệu tham khảo
[1] H. Sung et al., "Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries," (in E), CA Cancer J Clin, vol. 71, no. 3, pp. 209-249, May 2021.
DOI: https://doi.org/10.3322/caac.21660[2] N. Đ. S. Huy and N. N. Trinh, "Ghi nhận ung thư biểu mô tế bàNguyêo gan tại Khoa U gan Bệnh viện Chợ Rẫy 2010-2021," (in v), Journal of 108-Clinical Medicine and Phamarcy, 2022.
[3] H. Lu, C. Zheng, B. Liang, and B. Xiong, "Efficacy and safety analysis of dexamethasone-lipiodol emulsion in prevention of post-embolization syndrome after TACE: a retrospective analysis," (in eng), BMC Gastroenterol, vol. 21, no. 1, p. 256, Jun 11 2021.
DOI: https://doi.org/10.1186/s12876-021-01839-w[4] C. Vila et al., "Advanced breast cancer clinical nursing curriculum: review and recommendations," (in eng), Clin Transl Oncol, vol. 19, no. 2, pp. 251-260, Feb 2017.
DOI: https://doi.org/10.1007/s12094-016-1530-0[5] N. T. H. Phương and B. T. Quyên, "Hoạt động chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh ung thư giai đoạn cuối và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021," (in v), Tạp chí Y Dược học, vol. 43, pp. 56-64, 02/15 2022.
[6] T. T. Liên and L. T. Tùng, "Thực trạng nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư điều trị tại trung tâm ung bướu – bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2019," Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, vol. 2, no. 3(2), pp. 13-21, 10/22 2019.
[7] S. Abu El-Kass, M. M. Ragheb, S. M. Hamed, A. M. Turkman, and A. T. Zaki, "Needs and Self-Care Efficacy for Cancer Patients Suffering from Side Effects of Chemotherapy," (in eng), J Oncol, vol. 2021, p. 8880366, 2021.
DOI: https://doi.org/10.1155/2021/8880366[8] P. J. Neumann, J. A. Palmer, E. Nadler, C. Fang, and P. Ubel, "Cancer therapy costs influence treatment: a national survey of oncologists," (in eng), Health Aff (Millwood), vol. 29, no. 1, pp. 196-202, Jan-Feb 2010.
DOI: https://doi.org/10.1377/hlthaff.2009.0077[9] M. T. N. Kiều, V. N. Trung, N. T. K. Bằng, H. T. T. Ý, and M. T. Y. Linh, "Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành tự chăm sóc của người bệnh ung thư biểu mô tế bào gan được điều trị bằng phương pháp sử dụng hóa chất tại chỗ và tắc mạch nuôi khối u (TACE) tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh," Tạp chí Y học Việt Nam, vol. 527, no. 1, 06/15 2023.
DOI: https://doi.org/10.51298/vmj.v527i1.5692[10] T. N. Quỳnh, "Đánh giá hiệu quả của nút mạch hóa chất trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan," Khóa Luận tốt nghiệp đại học Y đa khoa, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2021.
Tải xuống
Tải xuống: 17