MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM, PHÂN BỐ CỦA VI KHUẨN GÂY BỆNH TẠI BỆNH VIỆN HUYỆN CỦ CHI TỪ 01/2022 ĐẾN 03/2023

Các tác giả

  • Đỗ Trần Minh Trí Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện huyện Củ Chi, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Phạm Thị Hồng Hạnh Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện huyện Củ Chi
  • Nguyễn Thị Ngọc Trầm Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện huyện Củ Chi
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS.KHTT.2024.009

Từ khóa:

Vi khuẩn, kháng kháng sinh, phân lập

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm phân bố của vi khuẩn gây bệnh được phân lập tại Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện huyện Củ Chi và xác định tỷ lệ đề kháng kháng sinh của các loại vi khuẩn gây bệnh đã được phân lập. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang tất cả các chủng vi khuẩn phân lập được từ các loại bệnh phẩm của bệnh nhân điều trị nội trú và ngoại trú từ tháng 01/2022 đến tháng 03/2023 tại Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện huyện Củ Chi. Kết quả: Tỷ lệ phân lập được vi khuẩn chung toàn viện là 37.9% với 24 chủng vi khuẩn gây bệnh, phần nhiều là mẫu âm tính với 62.1%. Trong đó các tác nhân thường gặp nhất là S. aureus (24.3%), E. coli (18.6%), Enterobacter spp (16.0%), Klebsiella spp (11.7%), P. aeruginosa (5.4%) và một số chủng vi khuẩn gây bệnh còn lại chiếm tỷ lệ phân lập thấp không đáng kể và rải rác. Kết luận: Tác nhân thường gặp nhất là S. aureus, E. coli, Enterobacter spp, Klebsiella spp và P. aeruginosa. Các vi khuẩn phân lập được một số chủng vi khuẩn thường gặp có tỷ lệ đa kháng kháng sinh cao. Tuy nhiên, chưa phát hiện tình trạng kháng mở rộng, toàn kháng nào trong tổng số các mẫu được lấy số liệu trong nghiên cứu này.

Abstract

Objective: To survey the distribution characteristics of pathogenic bacteria isolated in the Laboratory Department at Cu Chi District Hospital and determine the antibiotic resistance rate of isolated pathogenic bacteria. Method: Retrospective cross-sectional study design of all bacterial strains isolated from specimens of inpatients and outpatients from January 2022 to March 2023 at the Laboratory. Result: The percentange isolation of bacteria in the whole hospital was 37.9% with 24 strains of pathogenic bacteria. Most were negative samples with 62.1%. In which the most common pathogens are S. aureus (24.3%), E. coli (18.6%), Enterobacter spp (16.0%), Klebsiella spp (11.7%), P. aeruginosa (5.4%) and some remaining strains of pathogenic bacteria account for insignificantly low and scattered isolation rates. Conclusion: The most common pathogens are S. aureus, E. coli, Enterobacter spp, Klebsiella spp and P. aeruginosa. Some bacterial strains isolated exhibit a high rate of multidrug resistance. However, the phenomenon of extensive drug resistance or pan drug resistance has not been deteced in any of the samples collected in this study.

Tài liệu tham khảo

[1] C. J. L. Murray et al., "Global burden of bacterial antimicrobial resistance in 2019: a systematic analysis", The Lancet, Vol. 399, No. 10325, pp. 629-655, 2022, DOI: 10.1016/S0140-6736(21)02724-0.

[2] Bộ Y tế, "Báo cáo sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại 15 bệnh viện Việt Nam năm 2008 - 2009".

[3] Bộ Y tế, Quyết định số 26/QĐ-BYT ngày 03/01/2013 ban hành tài liệu Hướng dẫn thực hành kỹ thuật xét nghiệm vi sinh lâm sàng, 2013.

[4] P. T. Bình và P. H. Vân, Kháng sinh - Đề kháng kháng sinh. Nơi xuất bản: NXB Y học, 2013.

[5] T. P. Khanh, Kỹ thuật xét nghiệm vi sinh y học. Nơi xuất bản: NXB Y học, 2021, tr. 63-96.

[6] R. Humphries, A. M. Bobenchik, J. A. Hindler, and A. N. Schuetz, "Overview of Changes to the Clinical and Laboratory Standards Institute <i>Performance Standards for Antimicrobial Susceptibility Testing,</i> M100, 31st Edition", Journal of Clinical Microbiology, Vol. 59, No. 12, pp. 10.1128/jcm.00213-21, 2021, DOI:10.1128/jcm.00213-21.

DOI: https://doi.org/10.1128/JCM.00213-21

[7] T. X. Hải, T. M. Long, N. V. Hùng, và N. V. Tuấn, "Nghiên cứu tính kháng kháng sinh của một số loài vi khuẩn gây bệnh phân lập được tại bệnh viện sản nhi Nghệ An năm 2021", Tạp chí Y học Việt Nam, Vol. 512, No. 1, 04/25 2022, DOI: 10.51298/vmj.v512i1.2226.

DOI: https://doi.org/10.51298/vmj.v512i1.2226

[8] T. T. T. Nga, T. T. Phú, M. N. T. Hồng, L. T. V. Bích, và N. V. Khôi, "Tỷ lệ nhiễm Staphylococcus aureus trên các cầu khuẩn Gram dương và đề kháng kháng sinh của vi khuẩn này tại bệnh viện chợ rẫy từ tháng 01/2013 đến tháng 12/2015", Tạp chí Y học Tp. Hồ Chí Minh, Vol. 3, No. 22, 2018.

[9] T. T. T. Trinh và N. T. Bảo, "Khảo sát tình trạng đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn phân lập được tại Bệnh viện An Bình năm 2014", Tạp chí Y học Tp Hồ Chí Minh, Vol. 1, No. 18, 2014.

[10] N. T. Nga, "Khảo sát tình hình tiêu thụ kháng sinh và đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây bệnh phân lập được tại Bệnh viện phụ sản Trung ương", Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ, Đại học Dược Hà Nội, 2019.

Tải xuống

Số lượt xem: 88
Tải xuống: 40

Đã xuất bản

24.05.2024

Cách trích dẫn

[1]
T. M. T. Đỗ, H. Phạm Thị Hồng, và T. Nguyễn Thị Ngọc, “MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM, PHÂN BỐ CỦA VI KHUẨN GÂY BỆNH TẠI BỆNH VIỆN HUYỆN CỦ CHI TỪ 01/2022 ĐẾN 03/2023”, HIUJS, số p.h ĐẶC BIỆT, tr 70–78, tháng 5 2024.

Số

Chuyên mục

Y HỌC