Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn và đề kháng kháng sinh ở bệnh nhân nhiễm khuẩn tiêu hóa, thận tiết niệu tại Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Thanh Mai Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Từ khóa:

nhiễm khuẩn tiêu hóa, nhiễm khuẩn thận tiết niệu, đề kháng kháng sinh

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tình trạng các tác nhân vi khuẩn đề kháng kháng sinh ở bệnh Nhi đang nổi lên ngày càng gia tăng đặc biệt là ở những bệnh nhân nhiễm khuẩn tiêu hóa và thận tiết niệu. Do đó việc xác định tác nhân gây bệnh và đề kháng kháng sinh là vô cùng cần thiết.


Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các tác nhân và tỉ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa, thận tiết niệu.


Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang - Từ 04/2022-8/2022 tại Khoa Vi sinh - Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố.


Kết quả: Thu thập 115 chủng trong đó mẫu phân: 89 chủng; nước tiểu: 26 chủng. Các tác nhân vi khuẩn thường gặp trong mẫu phân là Escherichia coli, Salmonella enterica cho tỉ lệ đề kháng trên 70% là Ampicillin (88.1%), Cefazolin (78.5%), Cefuroxime (75%), Piperacillin (72.5%), trong mẫu nước tiểu thường gặp là Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae cho tỉ lệ đề kháng trên 80% là Ampicillin (95.2%), Levofloxacin (81.8%), Cefuroxime (100%), Trimethoprime/Sulfamethoxazol (94.7%), Cefazolin (100%), Ciprofloxacin (82.6%), Cefotaxime (83.3%).


Kết luận: Trong mẫu phân và nước tiểu tác nhân nhiễm khuẩn phân lập được đa số là trực khuẩn Gram âm. Các chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiêu hóa và thận tiết niệu rất đa dạng và có xu hướng gia tăng đề kháng kháng sinh.

Tải xuống

Số lượt xem: 94
Tải xuống: 69

Đã xuất bản

24.12.2022

Cách trích dẫn

[1]
N. T. T. Mai, “Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn và đề kháng kháng sinh ở bệnh nhân nhiễm khuẩn tiêu hóa, thận tiết niệu tại Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố”, HIUJS, số p.h ĐẶC BIỆT, tr 324–332, tháng 12 2022.

Số

Chuyên mục

KHOA HỌC SỨC KHOẺ