Thực trạng nghiên cứu về vân da học trong lĩnh vực thể dục thể thao

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Gấm Trường Đại học Sư phạm TP.HCM

Từ khóa:

thực trạng nghiên cứu, vân da học, thể dục thể thao

Tóm tắt

Vân da học có ý nghĩa đối với TDTT (Thể dục thể thao), đặc biệt trong lĩnh vực tuyển chọn vận động viên. Mục đích nghiên cứu: nhằm tìm hiểu thực trạng nghiên cứu về vân da học trong lĩnh vực thể dục thể thao trên thế giới, làm cơ sở khoa học ứng dụng trong lĩnh vực TDTT nước nhà. Phương pháp nghiên cứu: tham khảo tài liệu và toán thống kê. Kết quả: thực trạng nghiên cứu vân da học trong lĩnh vực TDTT trên thế giới như sau: việc ứng dụng phân tích vân da trong tuyển chọn vận động viên (VĐV) bao gồm hai phương diện: Thứ nhất, tổng hợp qui luật và đặc trưng vân da của VĐV ưu tú, kiến lập mô hình tuyển chọn tương ứng với môn thể thao, đánh giá và dự báo thể chất, năng lực vận động và tiến hành hệ thống hóa khoa học tuyển chọn về vân da học. Thứ hai: trợ giúp giám định bệnh tật bẩm sinh di truyền, giúp cho quá trình tuyển chọn và phát hiện sớm các loại bệnh tật ảnh hưởng đến năng lực vận động. Kết luận: việc ứng dụng khoa học trong tuyển chọn là điều cần thiết, đặc biệt là trong tuyển chọn ban đầu, khi năng khiếu TDTT của VĐV chưa bộc lộ, thì yếu tố bẩm sinh di truyền đóng vai trò quyết định, là căn cứ xác định những năng lực tiềm ẩn của VĐV. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của di truyền học, vân da học trở thành một chỉ tiêu mới, phụ trợ trong công tác tuyển chọn tài năng thể thao. Ngoài ra, việc xác định được năng lực thể chất, tâm lý bẩm sinh của người tập cũng như VĐV có ý nghĩa rất lớn trong TDTT.

Tải xuống

Số lượt xem: 37
Tải xuống: 53

Đã xuất bản

24.12.2022

Cách trích dẫn

[1]
N. T. Gấm, “Thực trạng nghiên cứu về vân da học trong lĩnh vực thể dục thể thao”, HIUJS, số p.h ĐẶC BIỆT, tr 753–762, tháng 12 2022.

Số

Chuyên mục

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN