Sự chuẩn bị tâm lý của sinh viên Điều dưỡng trong việc tham gia thực hành lâm sàng
Các tác giả
Từ khóa:
căng thẳng, ứng phó, Sinh viên điều dưỡngTóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá sự chuẩn bị tâm lý của sinh viên điều dưỡng (SVĐD) năm ba và năm tư trong thời gian tham gia thực hành lâm sàng tại các cơ sở y tế. Phương pháp: Một nghiên cứu đoàn hệ, tiến cứu. Thời gian khảo sát từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2022. SVĐD tham gia thực hành lâm sàng tại các cơ sở y tế trong Thành phố Hồ Chí Minh đủ tiêu chí được mời tham gia nghiên cứu. Sử dụng Thang đo căng thẳng (Perceived Stress Scale, PSS) và hành vi ứng phó với căng thẳng của bởi Sheu [1], Hamadi và cộng sự [2]. Kết quả: Tổng số 136 SVĐD tham gia nghiên cứu, sinh viên năm thứ ba chiếm 58,1% và năm thứ tư chiếm 41,9%. Trong đó nữ chiếm 86,8%, với tuổi trung bình là 21,6 (±1,9). Sinh viên sống tại Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 84.6%. Tỉ lệ sinh viên đi làm thêm ngoài giờ là 30,9%. Mức độ căng thẳng chung của SVĐD trong thời gian chuẩn bị tham gia thực hành lâm sàng từ 2,91 (±0,9) tăng lên khi bắt đầu 3,08 (±0,9) và giảm sau 4 tuần thực tập 2,97 (±0,94), trong đó căng thẳng cao nhất là chăm sóc người bệnh, thiếu kiến thức chuyên môn và kỹ năng. Về mức độ ứng phó chung của SVĐD trong thực hành lâm sàng là trung bình cao 2,98 (±0,74) và cao nhất là đưa ra kế hoạch và biện pháp ứng phó với các vấn đề trong thực hành chăm sóc (3,25 ±0,68) và các hoạt động như ăn uống, thư giãn (3,25 ±0,76). Mức độ tránh né với mức độ thấp nhất (2,19 ±1,34). Có mối liên quan giữa mức độ căng thẳng và mức độ ứng phó của SVĐD (p < 0,05). Kết luận: Nghiên cứu cho thấy SVĐD bị ảnh hưởng với mức độ căng thẳng cao khi bắt đầu tham gia thực hành lâm sàng và giảm sau 4 tuần thực hành. Về mức độ đối phó cao với sự căng thẳng, SVĐD đã có các biện pháp giảm căng thẳng qua các sinh hoạt hằng ngày cũng như lập kế hoạch ứng phó với căng thẳng.
Tải xuống
Tải xuống: 206