Đặc điểm hình thái và vi thể thực vật phân biệt Tam thất Panax notoginseng (Burk.) F.H. Chen và Tam thất nam Kaempferia galanga L.

Các tác giả

  • Võ Thị Bạch Tuyết Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Từ khóa:

Tam thất, rễ củ, thân rễ, bó libe gỗ, hạt tinh bột

Tóm tắt

Trên thị trường dược liệu, Tam thất Panax notoginseng (Burk.) F.H. Chen đôi khi được tùy tiện thay thế bằng vài loại dược liệu khác, cùng được gọi tên là Tam thất nhưng không thật sự giống về nguồn gốc và thành phần hoạt chất. Đề tài này được thực hiện để chỉ ra sự khác biệt của hai loại dược liệu có cùng tên Tam thất mà người bán gọi là Tam thất bắc và Tam thất nam. Hai loại Tam thất mua trên thị trường được nghiên cứu so sánh với mẫu dược liệu chuẩn, ở dạng tươi và khô, chưa qua chế biến hay đã được chế biến theo cách thông dụng. Dược liệu được khảo sát về đặc điểm thực vật, đặc điểm giải phẫu, bột dược liệu và thành phần hóa học. Kết quả cho thấy Tam thất Panax notoginseng (Burk.) F.H. Chen là rễ củ, có cấu tạo libe gỗ cấp hai; còn Tam thất nam bán trên thị trường là thân rễ đã đồ chín và sấy khô của cây Kaempferia galanga L., có cấu tạo libe gỗ cấp một. Thành phần bột Tam thất bắc và nam cũng không giống nhau, có thể phân biệt bằng kính hiển vi, chủ yếu dựa trên hình dạng hạt tinh bột. Hai dược liệu nầy cũng có sự khác biệt về thành phần hóa học. Chú ý tránh dùng thay thế hay nhầm lẫn. Mẫu bột Tam thất bán trên thị trường thường bị pha trộn với những thành phần khác, ví dụ pha trộn bột Đậu xanh. Phân tích bằng kính hiển vi có thể giúp nhận định các mẫu Tam thất Panax notoginseng (Burk.) F.H. Chen ở dạng bột hay dạng củ là thật hay giả, tinh khiết hay bị pha trộn.


 

Tải xuống

Số lượt xem: 116
Tải xuống: 98

Đã xuất bản

24.12.2022

Cách trích dẫn

[1]
V. T. B. Tuyết, “ Chen và Tam thất nam Kaempferia galanga L”., HIUJS, số p.h ĐẶC BIỆT, tr 277–282, tháng 12 2022.

Số

Chuyên mục

KHOA HỌC SỨC KHOẺ

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả