Khảo sát các vấn đề liên quan đến thuốc trên bệnh nhân lao và bệnh phổi tại một bệnh viện thuộc tỉnh Kiên Giang năm 2024
Các tác giả
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS2025009Từ khóa:
các vấn đề liên quan đến thuốc, DRP, lao, bệnh phổi, điều trị nội trúTóm tắt
Đặt vấn đề: Các vấn đề liên quan đến thuốc (DRP) là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng thuốc không hợp lý, làm giảm hiệu quả và an toàn trong điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ xuất hiện các DRP/tổng số ngày nằm viện của bệnh nhân nhập viện do lao và bệnh phổi, và tìm hiểu các yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang qua hồi cứu hồ sơ bệnh án (HSBA) của bệnh nhân điều trị nội trú tại Khoa Lao - Phổi của một bệnh viện ở Kiên Giang năm 2024. Xác định và phân loại DRP theo khuyến cáo của Bộ Y tế Việt Nam (Quyết định số 3547/2021/QĐ-BYT). Kết quả: Trong 200 HSBA được lựa chọn ngẫu nhiên, DRP xuất hiện với tỷ lệ 1,924 DRP/2,304 ngày nằm viện (83.5%). DRP chiếm tỷ lệ cao nhất (60.6%) liên quan đến lựa chọn thuốc; trong đó, nổi bật là kê đơn mà không có chỉ định phù hợp (44.1%) và tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng (26.4%). Các DRP liên quan đến liều dùng là nhóm DRP phổ biến thứ hai (22.9%), chủ yếu do việc sử dụng liều quá thấp (19.3%). Trong số các yếu tố về bệnh nhân, điều trị và bác sĩ kê đơn, nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng đa thuốc (≥ 5 thuốc/ngày) làm tăng tỷ lệ mắc DRP gấp 2.5 lần so với sử dụng ít thuốc hơn (72.8% so với 29.4%, p < 0.001). Kết luận: DRP về lựa chọn thuốc là DRP phổ biến nhất. Sử dụng đa thuốc liên quan đến sự tăng DRP có ý nghĩa thống kê.
Abstract
Background: Drug-related problems (DRPs) are among the causes leading to irrational drug use and reducing the effectiveness and safety of treatment. Objectives: To determine the prevalence of DRPs and associated factors. Materials and method: A cross-sectional descriptive study was conducted by reviewing medical records of inpatients treated at the Department of Tuberculosis and Pulmonary Diseases in a hospital in Kien Giang province in 2024. The identification and classification of DRPs were guided by the Vietnamese Ministry of Health (Decision No. 3547/2021/QĐ-BYT). Results: A total of 200 medical records were randomly selected and analyzed. DRPs were prevalent in 1,924 out of 2,304 patient-hospitalization days (83.5%). DRPs from drug selection were the most common (60.6%), mainly accounted by the prescribing without an appropriate indication (44.1%) and by clinically relevant drug-drug interactions (26.4%). DRPs related to dosing were also common (22.9%), mainly accounted by the underdosing (19.3%). Factors concerning patients, treatment, and physicians were used to examine their association with DRPs. Notably, polypharmacy (≥ 5 medications/day) increased the prevalence of DRPs by 2.5 times compared with using fewer medications (72.8% vs. 29.4%, p < 0.001). Conclusions: DRPs related to drug selection were the most common among patients with tuberculosis and pulmonary diseases. Polypharmacy was statistically associated with an increased prevalence of DRPs.
Tài liệu tham khảo
[1] D.V. Cường và P.T.T. Liên, “Nghiên cứu thực trạng kê đơn thuốc và các vấn đề liên quan đến việc kê đơn thuốc chưa phù hợp tại Trung tâm Y tế huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng năm 2020”, Tạp chí Y dược học Cần Thơ, số 37, tr.54-61, 2021.
[2] C.W. Lanks, A.I. Musani and D.W. Hsia, “Community-acquired Pneumonia and Hospital-acquired Pneumonia”, Medical Clinics of North America, Vol 103, No 3, pp.487-501, 2019. DOI: 10.1016/j.mcna.2018.12.008
DOI: https://doi.org/10.1016/j.mcna.2018.12.008[3] J. Furin, H. Cox and M. Pai, “Tuberculosis”, The Lancet, Vol 393, No 10181, pp.1642-1656, 2019. DOI: 10.1016/S0140-6736(19)30308-3.
DOI: https://doi.org/10.1016/S0140-6736(19)30308-3[4] Bộ Y tế, “Báo cáo tổng kết chương trình hoạt động chống lao năm 2023”, Chương trình chống Lao Quốc Gia, 2023.
[5] D.P. Abrogoua, B.A. Kamenan, B.J. Ahui, E. Doffou, “Pharmaceutical interventions in the management of tuberculosis in a pneumophtisiology department, Ivory Coast”, Therapeutics and clinical risk management, Vol 12, pp.1749-1756, 2016. doi: 10.2147/TCRM.S118442.
DOI: https://doi.org/10.2147/TCRM.S118442[6] P.T.L. Cẩm, N.T. Sáu và N.H. Thảo, “Khảo sát các vấn đề liên quan đến thuốc qua đơn thuốc kê cho bệnh nhân khám bệnh ngoại trú của một bệnh viện hạng một tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021”, Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, Số 18, tr.233-240, 2023.
[7] Bộ Y tế, Quyết định số 3547/QĐ-BYT năm 2021 về việc ban hành mẫu Phiếu phân tích sử dụng thuốc, 2021.
[8] Bộ Y tế, Quyết định số 4815/QĐ-BYT năm 2020 về việc ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn, 2020.
[9] G. Onder, M. Petrovic, B. Tangiisuran, …, T.J.M. van der Cammen, “Development and validation of a score to assess risk of adverse drug reactions among in-hospital patients 65 years or older: the GerontoNet ADR risk score”, Archives of internal medicine, Vol 170, No 13, pp.1142-8, 2010. DOI: 10.1001/archinternmed.2010.153.
DOI: https://doi.org/10.1001/archinternmed.2010.153[10] N.T. Tuyến, “Domperidon: cập nhật giới hạn chỉ định” 2019, Trung tâm DI & ADR Quốc gia. Địa chỉ: https://magazine.canhgiacduoc.org.vn/Magazine/Details/234#. Ngày truy cập: 01/04/2025.
Tải xuống
Tải xuống: 27