Đánh giá hiệu quả hoạt động một số cảng cạn khu vực Đông Nam Bộ

Các tác giả

  • Nguyễn Thái Ân Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
  • Ung Thị Diễm Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
  • Võ Thanh Liêm Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
  • Nguyễn Thị Thanh Tâm Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS2025010

Từ khóa:

phương pháp Ordinal Priority Approach, cảng cạn, đánh giá hiệu quả hoạt động, khu vực Đông Nam Bộ

Tóm tắt

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và sự phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế, hệ thống cảng biển ngày càng được nâng cao về năng lực, chất lượng và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải và logistics ngày càng tăng. Cảng cạn (Inland Container Depot - ICD) và các trung tâm logistics đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa, giúp cho các hoạt động vận chuyển diễn ra xuyên suốt, đồng thời là nơi tập kết hàng hóa chờ thực hiện các thủ tục hải quan xuất nhập khẩu. Nghiên cứu này áp dụng phương pháp Ordinal Priority Approach (OPA) để đánh giá hiệu quả hoạt động của các cảng cạn tại khu vực Đông Nam Bộ. Nghiên cứu tập trung vào ba cảng cạn chính: SOTRANS, Tân cảng Nhơn Trạch, và Tân cảng Long Bình. Mục tiêu chính là đánh giá hiệu quả hoạt động của các cảng cạn, xác định các tiêu chí đánh giá hiệu suất chính, sử dụng phương pháp OPA để xếp hạng thứ tự ưu tiên của các cảng cạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp OPA là công cụ hiệu quả trong việc đánh giá và xếp hạng hiệu suất hoạt động của các cảng cạn tại khu vực Đông Nam Bộ. Cụ thể, nghiên cứu đã xác định được các tiêu chí quan trọng như vị trí, dịch vụ hậu cần, tính kịp thời và GDP ( tổng sản phẩm quốc nội). Dựa trên các tiêu chí này, nghiên cứu đã xếp hạng chi tiết các cảng cạn, trong đó Cảng cạn Tân cảng Long Bình và ICD SOTRANS có hiệu suất hoạt động cao nhất, trong khi Cảng cạn Tân cảng Nhơn Trạch cần cải thiện về tốc độ xử lý hàng hóa. Kết quả này cung cấp cơ sở dữ liệu quan trọng giúp doanh nghiệp logistics, nhà quản lý và chủ đầu tư đưa ra giải pháp tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cảng cạn trong khu vực.

Abstract

In the context of global economic integration and rapid development of international trade, the seaport system is increasingly improved in terms of capacity, quality and services to meet the increasing demand for transportation and logistics. Inland Container Depots (ICDs) and logistics centers play an important role in the supply chain of goods, helping transportation activities take place smoothly, and at the same time being the place to gather goods waiting to carry out import and export customs procedures. This study applies the Ordinal Priority Approach (OPA) method to evaluate the performance of dry ports in the Southeast region. The study focuses on three main dry ports: SOTRANS, Tan Cang Nhon Trach, and Tan Cang Long Binh. The main objective is to evaluate the performance of dry ports, identify key performance evaluation criteria, and use the OPA method to rank the priority of dry ports. The research results show that the OPA method is an effective tool in evaluating and ranking the performance of dry ports in the Southeast region. Specifically, the study has identified important criteria such as location, logistics services, timeliness and GDP (gross domestic product). Based on these criteria, the study has ranked the dry ports in detail, in which Tan Cang Long Binh Dry Port and ICD SOTRANS have the highest performance, while Tan Cang Nhon Trach Dry Port needs to improve its cargo handling speed. This result provides an important database to help logistics enterprises, managers and investors come up with optimal solutions to improve the performance of dry ports in the region.

Tài liệu tham khảo

[1] L. C. Nguyen and T. Notteboom, “A Multi-Criteria Approach to Dry Port Location in Developing Economies with Application to Vietnam,” Asian Journal of Shipping and Logistics, vol. 32, no. 1, pp. 23–32, Jul. 2016, doi: 10.1016/j.ajsl.2016.03.003.

DOI: https://doi.org/10.1016/j.ajsl.2016.03.003

[2] A. Kaliszewski, A. Kozłowski, J. Dąbrowski, and H. Klimek, “Key factors of container port competitiveness: A global shipping lines perspective,” Mar Policy, vol. 117, Jul. 2020, doi: 10.1016/j.marpol.2020.103896.

DOI: https://doi.org/10.1016/j.marpol.2020.103896

[3] J. Rezaei, L. van Wulfften Palthe, L. Tavasszy, B. Wiegmans, and F. van der Laan, “Port performance measurement in the context of port choice: an MCDA approach,” Management Decision, vol. 57, no. 2, pp. 396–417, Feb. 2019, doi: 10.1108/MD-04-2018-0482.

DOI: https://doi.org/10.1108/MD-04-2018-0482

[4] E. Tijan, M. Jović, D. Žgaljić, and S. Aksentijević, “Factors Affecting Container Seaport Competitiveness: Case Study on Port of Rijeka,” J Mar Sci Eng, vol. 10, no. 10, Oct. 2022, doi: 10.3390/jmse10101346.

DOI: https://doi.org/10.3390/jmse10101346

[5] N. Q. Thắng et al., “Đánh giá nhân tố lựa chọn cảng container: ứng dụng phương pháp FUZZY AHP.”

[6] O. Duru, C. B. Galvao, J. Mileski, L. T. Robles, and A. Gharehgozli, “Developing a comprehensive approach to port performance assessment,” Asian Journal of Shipping and Logistics, vol. 36, no. 4, pp. 169–180, Dec. 2020, doi: 10.1016/j.ajsl.2020.03.001.

DOI: https://doi.org/10.1016/j.ajsl.2020.03.001

[7] Y. Ataei, A. Mahmoudi, M. R. Feylizadeh, and D. F. Li, “Ordinal Priority Approach (OPA) in Multiple Attribute Decision-Making,” Applied Soft Computing Journal, vol. 86, Jan. 2020, doi: 10.1016/j.asoc.2019.105893.

DOI: https://doi.org/10.1016/j.asoc.2019.105893

[8] A. Mahmoudi, M. Sadeghi, X. Deng, and P. Pan, “SoftwareX OPA Solver : A web-based software for Ordinal Priority Approach in multiple criteria decision analysis using JavaScript,” SoftwareX, vol. 24, no. September, p. 101546, 2023, doi: 10.1016/j.softx.2023.101546.

DOI: https://doi.org/10.1016/j.softx.2023.101546

Tải xuống

Số lượt xem: 90
Tải xuống: 24

Đã xuất bản

24.05.2025

Cách trích dẫn

[1]
N. T. Ân, U. T. Diễm, V. T. Liêm, và N. T. T. Tâm, “Đánh giá hiệu quả hoạt động một số cảng cạn khu vực Đông Nam Bộ”, HIUJS, vol 35, tr 71–78, tháng 5 2025.

Số

Chuyên mục

KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ