Đánh giá khả năng ức chế enzyme tyrosinase, collagenase và kháng khuẩn của các cao chiết từ lá sài đất ba thùy (Wedelia trilobata L.)

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Mai Hương Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Mai Thành Chung Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Phạm Thị Thúy My Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Trương Đặng Hoài My Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Bùi Thanh Phong Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS.31.2024.673

Từ khóa:

Sài Đất Ba Thùy, Wedelia Trilobata, tyrosinase, collagenase, E.coli, S.typhimurium, B.subtilis, Sta.aureus

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rối loạn sắc tố da, lão hóa da và tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn là những vấn đề nghiêm trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và y học. Vì vậy, việc tìm ra hợp chất có nguồn gốc từ thực vật có khả năng ức chế các enzyme tyrosinase, collagenase và kháng khuẩn an toàn hiệu quả đang nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới. Mục tiêu: Xác định khả năng ức chế các enzyme tyrosinase, collagenase và kháng khuẩn của các cao chiết từ lá sài đất ba thùy. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Lá sài đất ba thùy (Wedelia trilobata) được trồng tại tỉnh Long An (Việt Nam), được thu hái, phơi khô, xay thành bột, tiến hành chiết xuất và xác định hoạt tính ức chế các enzyme gây lão hóa da như tyrosinase, collagenase và kháng khuẩn của cao chiết. Hoạt tính ức chế tyrosinase và collagenase được thực hiện theo phương pháp đo độ hấp thu OD, khả năng ức chế vi khuẩn theo phương pháp khuếch tán giếng thạch, phương pháp pha loãng thạch. Kết quả: Hiệu quả ức chế tyrosinase cao nhất ở cao phân đoạn CF với giá trị IC50 là 6,9 μg/mL và hiệu quả ức chế collagenase thấp nhất là ở cao phân đoạn HE với giá trị IC50 là 797.64 μg/mL. Khả năng kháng khuẩn cao nhất là ở cao HE (có đường kính vùng ức chế lớn nhất) và giá trị MIC của cao HE là 625 μg/mL (đối với chủng Sta. aureus) và 9.7 μg/mL (đối với B. subtilis). Các cao chiết của sài đất ba thùy đều không ức chế vi khuẩn Gram âm. Kết luận: Cao chiết lá sài đất ba thùy có khả năng ức chế enzyme tyrosinase, collagenase và kháng các vi khuẩn Gram dương nên có thể ứng dụng hỗ trợ điều trị kháng khuẩn và lão hóa da trên da.

Abstract

Background: Skin pigmentation disorders, skin aging, and bacterial antibiotic resistance are serious issues in healthcare and medicine. Therefore, finding a compound extracted from plants that can safely and effectively inhibit the enzymes tyrosinase, collagenase, and possess antimicrobial properties is receiving significant attention from researchers worldwide. Objective: Determine the ability of W. trilobata leaf extracts to inhibit the enzymes tyrosinase, collagenase and antibacterial. Materials and method: W. trilobata leaves are cultivated in Long An province, Vietnam. The leaves of W. trilobata are harvested, dried, finely ground, and subjected to experimentation to determine the inhibitory activity of the extracts on skin aging-related enzymes: tyrosinase, collagenase, and antibacterial. Extract preparation, procedures for investigating tyrosinase and collagenase inhibitory activity, agar well diffusion method, and agar dilution method. Results: The highest inhibitory effect of tyrosinase was in the CF fraction extract with an IC50 value of 6.9 μg/ml, and the highest collagenase inhibition effect was in the HE fractions extract with an IC50 value of 797.64 μg/ml. The highest antibacterial ability was in HE extracts (with the largest inhibition zone diameter), and the MIC value of HE extracts is 625 μg/ml (Sta. aureus) and 9.7 μg/ml (B. subtilis). The extracts of W. trilobata do not inhibit Gram-negative bacteria. Conclusion: W. trilobata leaf extract has the ability to inhibit the enzymes tyrosinase, collagenase and resist Gram-positive bacteria, so it can be used to support antibacterial treatment and skin aging on the skin.

Tài liệu tham khảo

[1] M. Chatatikun and A. Chiabchalard, “Thai plants with high antioxidant levels, free radical scavenging activity, anti-tyrosinase and anti-collagenase activity”, BMC complementary and alternative medicine, 17(1), 1-9, 2017.

DOI: https://doi.org/10.1186/s12906-017-1994-7

[2] Bhadra, B., Sakpal, A., Patil, S., Patil, S., A. Date, V. Prasad, &. Dasgupta and S., "A Guide to collagen Sources, applications and current advancements," Systematic Bioscience and Engineering, 1(2), pp. 67-87, 2021.

DOI: https://doi.org/10.37256/sbe.1220211043

[3] L. Serwecińska, “Antimicrobials and antibiotic-resistant bacteria: a risk to the environment and to public health,” Water (Basel), vol. 12, no. 12, p. 3313, 2020.

DOI: https://doi.org/10.3390/w12123313

[4] S. Langhi et al., “Pharmacognostic and phytochemical investigation of Wedelia trilobata leaves,” Int J Herb Med, vol. 8, no. 4, pp. 129–133, 2020.

[5] A. Suchantabud, T. Katisart, C. Talubmook, “Acute toxicity of leaf extracts from Sphagneticola trilobata (L.) Pruski in rats”, In: 2015 International Conference on Science and Technology (TICST). IEEE, 2015.

DOI: https://doi.org/10.1109/TICST.2015.7369353

[6] H. X. Nguyen et al., “Tyrosinase inhibitory activity of flavonoids from Artocarpus heterophyllous,” Chem Cent J, vol. 10, pp. 1–6, 2016.

DOI: https://doi.org/10.1186/s13065-016-0150-7

[7] J. Wittenauer, S. Mäckle, D. Sußmann,… and R. Carle, “Inhibitory effects of polyphenols from grape pomace extract on collagenase and elastase activity,” Fitoterapia, vol. 101, pp. 179–187, 2015.

DOI: https://doi.org/10.1016/j.fitote.2015.01.005

[8] F. A. Onyegbule, I. O. Ilouno, … and V. U. Chigozie, “Evaluation of the analgesic, anti-inflammatory and antimicrobial activities of leaf extracts of Breynia nivosa,” 2014.

[9] Y. Qianga, D.-L. Dub,… and A. K. Gao., "ent-Kaurane Diterpenes and Further Constituents from Wedelia trilobata.," Helvetica Chimica Acta, vol. 94, 2011.

DOI: https://doi.org/10.1002/hlca.201000301

[10] Y. Hui et al., “Chemical constituents of the flowers of Wedelia trilobata,” Chem Nat Compd, vol. 55, pp. 160–163, 2019.

DOI: https://doi.org/10.1007/s10600-019-02643-5

[11] M. M. Younis et al., “GC/MS profiling, anti-collagenase, anti-elastase, anti-tyrosinase and anti-hyaluronidase activities of a Stenocarpus sinuatus leaves extract,” Plants, vol. 11, no. 7, p. 918, 2022.

DOI: https://doi.org/10.3390/plants11070918

[12] S. Mulyani, B. A. Harsodjuwono, and A. Wiraguna, “The Potential of Turmeric and Tamarind Leaves Extract (Curcuma domestica Val-Tamarindus indica L.) as Anti-collagenase Cream,” J Chem Pharm Res, vol. 9, no. 12, pp. 111–118, 2017.

[13] S. Pientaweeratch, V. Panapisal, and A. Tansirikongkol, “Antioxidant, anti-collagenase and anti-elastase activities of Phyllanthus emblica, Manilkara zapota and silymarin: An in vitro comparative study for anti-aging applications,” Pharm Biol, vol. 54, no. 9, pp. 1865–1872, 2016.

DOI: https://doi.org/10.3109/13880209.2015.1133658

[14] P. M. Davidson, J. N. Sofos and A. L. Branen, Antimicrobials in food, CRC press, 2005.

DOI: https://doi.org/10.1201/9781420028737

[15] F. Senatore, F. Napolitano,… and J. Henderson, "Antibacterial activity of Tagetes minuta L. (Asteraceae) essential oil with different chemical composition.," Flavour and Fragrance Journal, vol. 19, no. 6, pp. 574-578, 2004.

DOI: https://doi.org/10.1002/ffj.1358

Tải xuống

Số lượt xem: 11
Tải xuống: 0

Đã xuất bản

24.09.2024

Cách trích dẫn

[1]
N. T. M. H. Nguyễn Thị Mai Hương, M. T. C. Mai Thành Chung, P. T. T. M. Phạm Thị Thúy My, T. Đặng H. M. Trương Đặng Hoài My, và T. P. Bùi, “Đánh giá khả năng ức chế enzyme tyrosinase, collagenase và kháng khuẩn của các cao chiết từ lá sài đất ba thùy (Wedelia trilobata L.)”, HIUJS, vol 31, tr 131–138, tháng 9 2024.

Số

Chuyên mục

DƯỢC HỌC