TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở NGƯỜI BỆNH CHẠY THẬN NHÂN TẠO CHU KỲ BẰNG THANG ĐIỂM SF 36 – V2 TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
Các tác giả
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS.KHTT.2024.021Từ khóa:
chạy thận nhân tạo chu kỳ, chất lượng cuộc sống, người bệnhTóm tắt
Đặt vấn đề: Suy thận mạn giai đoạn cuối là hậu quả nặng nề của các bệnh lý thận mạn tính. Chất lượng cuộc sống ở các bệnh nhân này thường thấp liên quan đến các đặc điểm bệnh lý, và đặc điểm dân số. Mục tiêu: Xác định chất lượng cuộc sống và tìm hiểu các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống ở người bệnh chạy thận nhân tạo chu kỳ Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Khảo sát chất lượng cuộc sống bằng thang điểm Sf 36 – v2 trên 4 khía cạnh : Hoạt động thể chất, cảm nhận đau, cảm nhận cuộc sống và goạt động sức khoẻ tổng quát cho thấy chất lượng cuộc sống liên quan đến tuổi, tăng một tuổi thì tỷ lệ sức khỏe liên quan đến hoạt động thể chất tốt giảm 5%, tăng 2.78 lần khi tăng một bậc trình độ học vấn. So với nhóm người lao động thì nhóm nội trợ có tỷ lệ sức khỏe liên quan đến hoạt động thể chất tốt thấp hơn 91%, nhóm hưu trí là 82%. Sức khỏe liên quan đến cảm nhận đau đớn có liên quan đến thời gian lọc máu so với nhóm lọc máu 1 năm, nhóm lọc máu dưới 5 năm có tỷ lệ cảm nhận đau đớn tốt lớn hơn 4.15 lần, lớn hơn 5.11 lần ở nhóm từ 5 đến 10 năm và 7.67 lần ở nhóm trên 10 năm. So với nhóm lọc máu từ 1-2 lần/tuần thì nhóm lọc máu 3 lần/tuần thể hiện tỷ lệ tự đánh giá sức khỏe tổng quát đạt tốt thấp hơn 71%. So với nhóm không có bệnh lý kèm theo, nhóm từ 2 bệnh lý kèm theo trở lên cho thấy tỷ lệ sức khỏe liên quan đến cảm nhận cuộc sống tốt thấp hơn 69%. Kết luận: Khi các yếu tố khác được kiểm soát thì: Sức khỏe liên quan đến hoạt động thể chất có mối liên quan có ý nghĩa đến tuổi, trình độ học vấn và nghề nghiệp Sức khỏe liên quan đến cảm nhận đau đớn có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với đặc điểm nghề nghiệp .Tỷ lệ sức khỏe liên quan đến cảm nhận đau đớn có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với thời gian lọc máu.Tỷ lệ tự đánh giá sức khỏe tổng quát liên quan đến thời gian lọc máu và bệnh lý kèm theo liên quan đến cảm nhận cuộc sống
Abstract
Background: End-stage renal disease is a severe consequence of chronic kidney diseases. The quality of life in these patients is often low, associated with disease characteristics and demographic factors. Objective: To investigate factors related to quality of life using the SF36-v2 questionnaire. Methods: A cross-sectional descriptive study was conducted. Results: Quality of life is influenced by age; with each year increase, the rate of good physical activity-related health decreases by 5%, and increases by 2.78 times with each level of educational attainment. Compared to the working group, homemakers have a lower rate of good physical activity-related health at 91%, while retirees are at 82%. Health related to pain perception is associated with dialysis duration; those undergoing dialysis for less than 5 years have a higher perception of pain by 4.15 times, 5 to 10 years by 5.11 times, and over 10 years by 7.67 times compared to those undergoing dialysis for 1 year. The group undergoing dialysis three times a week shows a lower rate of self-assessed overall health at 71% compared to those undergoing dialysis one to two times a week. Compared to the group without accompanying diseases, the group with two or more accompanying diseases shows a lower rate of health related to perception of good life quality by 69%. Conclusion: .When other factors are controlled,: Health related to physical activity is significantly related to age, education level and occupation Health related to pain perception is significantly related to age, education level and occupation. statistical significance with occupational characteristics. The rate of health related to pain perception has a statistically significant relationship with dialysis time. The rate of self-assessment of general health related to time dialysis and accompanying diseases related to the feeling of life
Tài liệu tham khảo
[1] A. C. Webster, E. V. Nagler, R. L. Morton, and P. J. T. l. Masson, "Chronic kidney disease," vol. 389, no. 10075, pp. 1238-1252, 2017.
DOI: https://doi.org/10.1016/S0140-6736(16)32064-5[2] M. J. U. R. D. S. U. A. D. R. Bethesda, "National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases 2009," 2009.
[3] N. Shahgholian, H. J. I. j. o. n. Yousefi, and m. research, "Supporting hemodialysis patients: A phenomenological study," vol. 20. no. 5, pp. 626-633, 2015.
DOI: https://doi.org/10.4103/1735-9066.164514[4] WHO. (2012, 01/03/2024). WHOQOL: Đo lường chất lượng cuộc sống. Available: https://www.who.int/tools/whoqol
[5] T. H. Lê and H. H. J. T. c. K. h. Đ. d. Ngô, "Chất lượng cuộc sống của người bệnh suy thận mạn điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới năm 2016," vol. 1, no. 2, pp. 58-65, 2018.
[6] F. Moreno, J. L. Gomez, D. Sanz-Guajardo, R. Jofre, F. Valderrabano, and S. C. R. P. Q. o. L. S. G. J. N. D. Transplantation, "Quality of life in dialysis patients. A Spanish multicentre study," vol. 11, no. supp2, pp. 125-129, 1996.
DOI: https://doi.org/10.1093/ndt/11.supp2.125[7] Đ. T. Dương, "Chất lượng cuộc sống của người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện Thận Hà Nội," TLU, 2022.
[8] M. Tonelli and M. J. B. J. o. N. Riella, "Chronic kidney disease and the aging population," vol. 36, pp. 1-5, 2014.
DOI: https://doi.org/10.5935/0101-2800.20140001Tải xuống
Tải xuống: 93