THỰC TRẠNG THỪA CÂN BÉO PHÌ CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG NĂM HỌC 2022-2023

Các tác giả

  • Nguyễn Văn Nam Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng
  • Hà Văn Toán Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Phạm Đình Mai Phương Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS.KHTT.2024.019

Từ khóa:

Béo phì, chỉ số BMI, đánh giá thể lực, sinh viên Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng.

Tóm tắt

Đề tài sử dụng chỉ số BMI (Body Mass Index) hay còn gọi là chỉ số khối cơ thể, là một công cụ thường được sử dụng đánh giá mức độ gầy béo của cơ thể, để khảo sát thực trạng thừa cân, béo phì của 1.319 sinh viên năm nhất tham gia học môn Giáo dục thể chất của Trường Đại học Quốc Tế Hồng Bàng năm học 2022-2023. Qua khảo sát xác định được 323 sinh viên thừa cân, béo phì có chỉ số BMI ≥ 23, chiếm tỷ lệ 24.5%. Bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy, thông qua các test kiểm tra thể lực, nghiên cứu đã đánh giá xếp thể lực của 323 sinh viên năm nhất thừa cân, béo phì theo tiêu chí đánh giá thể lực học sinh, sinh viên của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm giảm cân, kiểm soát cân nặng và lựa chọn các bài tập phù hợp phát triển thể lực, góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất cho sinh viên của Nhà trường.

Abstract

The topic of the study is the use of BMI (Body Mass Index), a tool commonly used to assess body fatness, to investigate the prevalence of overweight and obesity among 1,319 first-year students who participated in the Physical Education course at Hong Bang International University in the academic year 2022-2023. The study found that 323 students were overweight or obese with a BMI ≥ 23, accounting for 24.5% of the sample. Using scientific research methods and physical fitness tests, the study evaluated the physical fitness of these overweight and obese students based on the criteria set by the Ministry of Education. The results of the study will serve as a basis for proposing solutions to reduce weight, control weight, and select appropriate exercises to improve the physical fitness of students, thereby enhancing the quality of physical education at the university.

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Ái Châu, Phạm Văn Phú và Hà Huy Khôi, "Tình trạng dinh dưỡng của sinh viên một số trường Đại học Y khoa phía Bắc," Tạp chí Y học dự phòng, số 4, 54-56, 1997.

[2] Trần Thị Minh Hạnh, Đỗ Thị Ngọc Diệp và Phan Nguyễn Thanh, "Cảnh báo thừa cân, béo phì và tăng huyết áp ở trẻ tuổi học đường thành phố Hồ Chí Minh," Tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm, số 4 85-92, 2016.

[3] Lê Thị Bạch Mai, Lê Thị Hợp và Cộng sự "Thừa cân béo phì ở người trưởng thành Việt Nam: Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ," Tạp chí Y học Việt Nam, 460, 57-63, 2017.

[4] Lê Bá Tường and Nguyễn Hữu Tri, "Khảo sát thực trạng béo phì của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ," Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 44, 9-13, 2016.

DOI: https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2016.502

[5] Bộ Y tế, "Bộ Y tế công bố kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2019-2020," 15/4/2021.

[6] Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, "Quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT quy định đánh giá xếp loại thể lực học sinh, sinh viên," 18/9/2008.

[7] Đỗ Thái Phong, "Thực trạng thể lực và kết quả môn học Giáo dục Thể chất của sinh viên Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên," Tạp chí Khoa học Đào tạo và Huấn luyện thể thao, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, số Đặc biệt, 178-181, 2012.

[8] Nguyễn Văn Hòa, "Thực trạng thể chất của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ," Tạp chí Khoa học Đào tạo và Huấn luyện thể thao, Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh, Số đặc biệt, 356-359, 2016.

Tải xuống

Số lượt xem: 57
Tải xuống: 16

Đã xuất bản

24.05.2024

Cách trích dẫn

[1]
N. Nguyễn Văn, V. T. Hà, và Đình M. P. Phạm, “THỰC TRẠNG THỪA CÂN BÉO PHÌ CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG NĂM HỌC 2022-2023”, HIUJS, số p.h ĐẶC BIỆT, tr 157–164, tháng 5 2024.

Số

Chuyên mục

Y HỌC