Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở người bệnh đa u tủy điều trị có tự ghép tế bào gốc tại Bệnh viện Truyền máu - Huyết học Thành phố Hồ Chí Minh

Các tác giả

  • Hà Thị Anh Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Nguyễn Trần Minh Thắng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Trịnh Thùy Dương Bệnh viện Truyền Máu - Huyết Học

Từ khóa:

đa u tủy, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tự ghép tế bào gốc

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đa u tủy (Multiple myeloma, MM) là bệnh lý ác tính của tương bào sản xuất globulin miễn dịch đơn dòng, những tế bào ác tính tích lũy trong tủy xương, dẫn đến tổn thương xương và suy giảm chức năng tủy xương. Cho đến nay, dù đã có nhiều phương pháp điều trị mới ra đời nhưng tình trạng tái phát gần như không thể tránh khỏi đối với hầu hết người bệnh, chủ yếu là do sự loại bỏ không hoàn toàn các tế bào tương bào ác tính. Vì vậy, việc hiểu rõ các đặc điểm lâm sàng, đặc điểm cận lâm sàng của đối tượng này là cần thiết, đặc biệt trong thời kì phát triển những xét nghiệm kĩ thuật cao như sinh học phân tử (SHPT), giúp phân nhóm chính xác hơn, hữu ích trong việc chọn phác đồ điều trị cho người bệnh và tiên lượng bệnh. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, sinh học ở bệnh nhân MM điều trị có tự ghép tế bào gốc (Autologous stem cell, ASCT) tại Bệnh viện Truyền máu - Huyết học (BVTMHH). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, hồi cứu với đối tượng là người bệnh được chẩn đoán MM và điều trị có ASCT tại BVTMHH từ 01/2012 đến 09/2020. Kết quả: Qua khảo sát hồ sơ, chúng tôi thu thập được 62 trường hợp thỏa tiêu chuẩn với tuổi trung bình lúc chẩn đoán là 56.4 tuổi. Phần lớn người bệnh đều có biểu hiện thiếu máu và đau nhức xương với tỷ lệ lần lượt là 85.5% và 80.7%. Gần 50% người bệnh thiếu máu nặng cần can thiệp truyền hồng cầu lắng và 12.9% trường hợp suy thận theo Tổ chức hoạt động đa u tủy xương thế giới (IMWG). 22.6% người bệnh thuộc nhóm nguy cơ cao theo sinh học phân tử, nhưng khi xếp nhóm nguy cơ theo R-ISS (dựa trên tổng hợp các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng, sinh học phân tử) thì chỉ 6.5% xếp giai đoạn III, 71% xếp giai đoạn II. Điều này cho thấy, đặc điểm SHPT mặc dù quan trọng và là một trong các yếu tố góp phần vào tiên lượng bệnh, tuy nhiên cần kết hợp thêm các đặc điểm khác như lâm sàng, LDH, β2-microglobulin, creatinine để tiên lượng lâu dài, định hướng điều trị thích hợp cho từng cá thể. Kết luận: Cho đến nay, dù đã xuất hiện nhiều phương án thuốc mới, nhưng việc hiểu rõ các đặc điểm bệnh cũng giúp ích rất nhiều trong phân nhóm nguy cơ, định hướng điều trị phù hợp nhất theo từng cá thể.

Abstract

Objective: Multiple myeloma (MM) is a malignancy of monoclonal immunoglobulin-producing plasma cells, malignant cells that accumulate in the bone marrow, leading to bone damage and impaired bone marrow function. To date, despite the emergent of new treatments, relapse is almost inevitable for most patients, mainly due to incomplete eradication of malignant plasma cells. Therefore, it is necessary to understand the clinical and biological characteristics of this subject, especially in the period of developing high-tech tests such as molecular biology, which helps the clinicals evaluate more accurate, useful in choosing treatment regimens for patients and prognosis. Subjects and research methods: A retrospective, case-series descriptive study with patients who were diagnosed with MM and treated with ASCT at Ho Chi Minh City Hospital from January 2012 to September 2020. Results: 62 cases that met the criteria with the average age at diagnosis was 56.4 years old. Most of the patients had anemia and bone pain with the rate of 85.5% and 80.7%, respectively. Nearly 50% of patients with severe anemia need blood transfusion and 12.9% of renal failure cases according to IMWG. 22.6% of patients were in the high-risk group according to molecular biology, but when classifying the risk group according to R-ISS (based on the synthesis of clinical, biological, and molecular biological factors), only 6.5% in stage III, 71% in stage II. Conclusion: Up to now, although many new drug options have appeared, understanding the disease characteristics also helps a lot in risk grouping and orienting the most appropriate treatment for each type.


 

Tài liệu tham khảo

[1] M. A. Lichtman, K. Kaushansky, J. T. Prchal, M. M. Levi, L. J. Burns, and J. Armitage, Williams manual of hematology. McGraw Hill Professional, 2017.

[2] S. V. Rajkumar, "Multiple myeloma: 2020 update on diagnosis, risk-stratification and management," Am J Hematol, vol. 95, no. 5, pp. 548-567, May 2020, doi: 10.1002/ajh.25791.

[3] C. T. Lộc, "Khảo sát giá trị của sFLC trong đánh giá tiên lượng và đáp ứng điều trị ở bệnh nhân đa u tủy mới chẩn đoán tại Bệnh viện Truyền máu huyết học," Luận văn tốt nghiệp nội trú, 2020.

[4] N. D. Q. Anh, "Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh đa u tủy bằng phương pháp ghép tế bào gốc tự thân giữ đông lạnh tại bệnh viện Truyền máu huyết học," Luận văn tốt nghiệp nội trú, 2016.

[5] P. L. McCarthy et al., "Lenalidomide Maintenance After Autologous Stem-Cell Transplantation in Newly Diagnosed Multiple Myeloma: A Meta-Analysis," J Clin Oncol, vol. 35, no. 29, pp. 3279-3289, Oct 10 2017, doi: 10.1200/JCO.2017.72.6679.

[6] N. N. N. Linh và N. T. Bỉnh, "Hiệu quả điều trị của phác đồ Bortezomib kết hợp Dexamethasone trên bệnh nhân đa u tủy xương tại bệnh viện Truyền máu huyết học," (in 4), Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, vol. 19(4), p. 4, 2015.

[7] D. Sivaraj et al., "Outcomes of Maintenance Therapy with Bortezomib after Autologous Stem Cell Transplantation for Patients with Multiple Myeloma," Biol Blood Marrow Transplant, vol. 23, no. 2, pp. 262-268, Feb 2017, doi: 10.1016/j.bbmt.2016.11.010.

[8] S. Jagannath et al., "Impact of post-ASCT maintenance therapy on outcomes in patients with newly diagnosed multiple myeloma in Connect MM," Blood Adv, vol. 2, no. 13, pp. 1608-1615, Jul 10 2018, doi: 10.1182/bloodadvances.2018017186.

[9] R. A. Kyle et al., "Review of 1027 patients with newly diagnosed multiple myeloma," Mayo Clin Proc, vol. 78, no. 1, pp. 21-33, Jan 2003, doi: 10.4065/78.1.21.

[10] B. Q. Khánh, "Nghiên cứu hiệu quả của ghép tế bào gốc tự thân điều trị bệnh đa u tủy xương và u lymphô ác tính không Hodgkin," Luận văn tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội, 2014.

[11] M. A. Dimopoulos et al., "International Myeloma Working Group Recommendations for the Diagnosis and Management of Myeloma-Related Renal Impairment," J Clin Oncol, vol. 34, no. 13, pp. 1544-57, May 1 2016, doi: 10.1200/JCO.2015.65.0044.

[12] D. Rossi et al., "Beta-2-microglobulin is an independent predictor of progression in asymptomatic multiple myeloma," Cancer, vol. 116, no. 9, pp. 2188-200, May 1 2010, doi: 10.1002/cncr.24959.

[13] Y. Gu et al., "High serum lactate dehydrogenase predicts an unfavorable outcome in Chinese elderly patients with multiple myeloma," Oncotarget, vol. 8, no. 29, pp. 48350-48361, Jul 18 2017, doi: 10.18632/oncotarget.16237.

[14] M. Gkotzamanidou et al., "Increased serum lactate dehydrongenase should be included among the variables that define very-high-risk multiple myeloma," Clin Lymphoma Myeloma Leuk, vol. 11, no. 5, pp. 409-13, Oct 2011, doi: 10.1016/j.clml.2011.07.001.

[15] J. H. Chen et al., "Prognostic Significance of Initial Serum Albumin and 24 Hour Daily Protein Excretion before Treatment in Multiple Myeloma," PLoS One, vol. 10, no. 6, p. e0128905, 2015, doi: 10.1371/journal.pone.0128905.

[16] Suzanne MCB Thanh Thanh, "Nghiên cứu đặc điểm cận lâm sàng của bệnh đa u tủy tại Khoa Huyết học Bệnh Viện Chợ Rẫy," (in 1), Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, vol. tập 15 (* Phụ bản của Số 4 * ), 2011.

[17] G. H. Jackson et al., "Lenalidomide maintenance versus observation for patients with newly diagnosed multiple myeloma (Myeloma XI): a multicentre, open-label, randomised, phase 3 trial," Lancet Oncol, vol. 20, no. 1, pp. 57-73, Jan 2019, doi: 10.1016/S1470-2045(18)30687-9.

[18] J. Huang et al., "Lenalidomide vs bortezomib maintenance choice post-autologous hematopoietic cell transplantation for multiple myeloma," Bone Marrow Transplant, vol. 53, no. 6, pp. 701-707, Jun 2018, doi: 10.1038/s41409-018-0177-6.

[19] A. Rafae, M. N. Malik, M. Abu Zar, S. Durer, and C. Durer, "An Overview of Light Chain Multiple Myeloma: Clinical Characteristics and Rarities, Management Strategies, and Disease Monitoring," Cureus, vol. 10, no. 8, p. e3148, Aug 15 2018, doi: 10.7759/cureus.3148.

[20] M. Abhishek Chilkulwar, Prerna Mewawalla, MD, Anna Miller, Gina Berteotti, Entezam Sahovic, MD, John Lister, MD, "Serum Free Light Chain Concentration (>1000mg/dl) at Diagnosis and at Relapse Predicts for Very Poor Prognosis in Multiple Myeloma," Blood, vol. 128, no. 22, 2016.

Tải xuống

Số lượt xem: 87
Tải xuống: 95

Đã xuất bản

01.09.2022

Cách trích dẫn

[1]
T. A. Hà, T. M. T. Nguyễn, và T. D. Trịnh, “Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở người bệnh đa u tủy điều trị có tự ghép tế bào gốc tại Bệnh viện Truyền máu - Huyết học Thành phố Hồ Chí Minh”, HIUJS, vol 19, tr 7–18, tháng 9 2022.

Số

Chuyên mục

Y HỌC