Sự phát triển và những yêu cầu về năng lực trong hoạt động truyền thông

Các tác giả

  • Nguyễn Ngọc Hạnh My Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS.25.2023.508

Từ khóa:

truyền thông, mạng xã hội, nhân lực, yêu cầu mới, sáng tạo nội dung

Tóm tắt

Chỉ trong gần nửa thế kỷ vừa qua, ngành truyền thông đã thay đổi chóng mặt vì sự phát triển của thời đại công nghệ số. Các phương tiện truyền thông thay đổi liên tục khiến phương thức làm truyền thông cũng thay đổi theo. Sự phát triển của công nghệ trong kỷ nguyên số đã và đang ảnh hưởng trực tiếp tới mọi mặt của xã hội. Ngành truyền thông, báo chí và tiếp thị nói chung cũng không nằm ngoài sự phát triển tất yếu này. Internet và các thiết bị di động thông minh đã tạo ra một khối lượng dữ liệu nội dung phong phú, lan tỏa trên mọi kênh truyền thông, mọi nền tảng đã khiến các phương thức truyền thông chuyên nghiệp cũng dần có những chuyển biến nhất định. Hoạt động truyền thông chuyên nghiệp cũng dần thay đổi sang giai đoạn phân mảnh quá trình “tập trung” của công chúng, chuyển dịch từ các kênh truyền thông đại chúng (như báo chí, truyền hình, phát thanh,...) sang các kênh truyền thông cá nhân, đặc biệt là mạng xã hội. Bối cảnh đó tạo ra nhu cầu bức thiết của việc đào tạo và tuyển dụng nhân sự đáp ứng được những yêu cầu mới nhằm thỏa mãn không ngừng việc sử dụng mạng xã hội như một kênh giao tiếp chính thống với công chúng với các hình thức nội dung sáng tạo hơn.

Abstract

In just the past half century, the media industry has changed rapidly because of the development of the digital age. The media is constantly changing, so the method of communication also changes. The development of technology in the digital age has had a direct impact on all aspects of society, including the fields of communication, journalism, and marketing. The Internet and smart mobile devices have generated a vast amount of content data that spreads across all media channels and platforms, leading to specific changes in professional communication methods. Professional communication activities are gradually shifting from the "centralized" process of the public to fragmentation, moving from mass media channels (such as newspapers, television, radio, etc.) to personal media channels, especially social networks. This context has created an urgent need for personnel training and recruitment to meet the new requirements to satisfy the ever-increasing use of social networks as a mainstream communication channel with the public, with more creative content forms.

Tài liệu tham khảo

[1] We are Social & Melwater, Vietnam Digital Report 2023, 2023.

[2] Digital Reportal, Number of Social Media Users by Country, 2023.

[3] Safko.L., & Kevin, P., Social Media Bible: Tactics, Tools and Strategies for Business Success, tr.294, 2010.

[4] Allcot, Hunt, Gentzkow, Matthew, Social Media and Fake News in the 2016 Election, 2017.

DOI: https://doi.org/10.3386/w23089

[5] Nguyễn Thị Kiên, “Nhận diện các dòng thông tin trên mạng xã hội Facebook”, Mạng xã hội trong bối cảnh phát triển xã hội thông tin ở việt nam: Lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm, tr 90-99, 2019

Tải xuống

Số lượt xem: 1033
Tải xuống: 303

Đã xuất bản

24.09.2023

Cách trích dẫn

[1]
N. N. H. M. Nguyễn Ngọc Hạnh My, “Sự phát triển và những yêu cầu về năng lực trong hoạt động truyền thông”, HIUJS, vol 25, tr 101–106, tháng 9 2023.

Số

Chuyên mục

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN