Chất lượng cuộc sống của người bệnh parkinson tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Các tác giả

  • Bùi Đức Huy Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
  • Huỳnh Văn Phát Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Hoàng Ngọc Tuyết Trinh Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Từ khóa:

Parkinson, chất lượng cuộc sống, PDQ-39

Tóm tắt

Mở đầu: Parkinson là một bệnh rối loạn thoái hoá hệ thần kinh thường gặp ở người cao tuổi, ảnh hưởng đến 1% dân số trên 65 tuổi. Theo dự đoán đến năm 2040 sẽ có khoảng 12 triệu người trên thế giới mắc bệnh Parkinson. Tại Việt Nam, theo số liệu năm 2016, có khoảng 65.000 người mắc bệnh Parkinson. Các đối tượng mắc bệnh Parkinson sẽ suy giảm chức năng theo năm tháng và có nguy cơ dẫn đến tàn tật nếu không được đánh giá đúng mức tình trạng bệnh tật cũng như đánh giá chất lượng cuộc sống ảnh hưởng như thế nào theo thời gian. Việc đánh giá chất lượng cuộc sống là cần thiết để có thể ghi nhận những ảnh hưởng của bệnh Parkinson mang đến cho người bệnh từ đó đề ra những hướng can thiệp phù hợp để cải thiện chất lượng cuộc sống của họ, mang đến cho họ nhiều niềm vui và hạnh phúc.


Mục tiêu: Xác định điểm trung bình chất lượng cuộc sống của người bệnh Parkinson và các yếu tố liên quan tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:. Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 106 đối tượng bệnh lý Parkinson đang điều trị nội trú và ngoại trú tại bệnh viên Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ tháng 8/2022 đến tháng 9/2022. Đối tượng chọn vào là người bệnh Parkinson ở giai đoạn từ I đến IV (theo Hoehn and Yahr) và được đánh giá khả vận động bằng thang điểm MSD-UPDRS phần III. Sử dụng thang điểm PDQ – 39 để đánh giá chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan của các đối tượng.


Kết quả: Điểm trung bình chất lượng cuộc sống của người bệnh Parkinson tại bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM trước khi được can thiệp Vật lý trị liệu là 13,4  3,5, trong đó chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nhiều nhất ở lĩnh vực khả năng vận động và cảm xúc với điểm trung bình lần lượt là 31,8 ± 8,8 và 17,2 ± 5,2.


Kết luận: Với điểm số chất lượng cuộc sống lĩnh vực khả năng vận động và cảm xúc bị ảnh hưởng nhiều nhất thì ngoài việc điều trị nội khoa thì kết hợp các liệu pháp khác là cần thiết để có được hiệu quả cũng như mang lại một chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người bệnh Parkinson.

Tải xuống

Số lượt xem: 92
Tải xuống: 69

Đã xuất bản

24.12.2022

Cách trích dẫn

[1]
B. Đức Huy, H. V. Phát, và H. N. T. Trinh, “Chất lượng cuộc sống của người bệnh parkinson tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh”, HIUJS, số p.h ĐẶC BIỆT, tr 316–323, tháng 12 2022.

Số

Chuyên mục

KHOA HỌC SỨC KHOẺ