Xây dựng hệ thống đo lường chuẩn đầu ra chương trình đào tạo của trường đại học theo chuẩn AUN-QA

Các tác giả

  • Lê Hoài Ân Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
  • Phùng Thị Hồng Gấm Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS.30.2024.651

Từ khóa:

AUN-QA, chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra, hệ thống đo lường

Tóm tắt

Trong bối cảnh hội nhập giáo dục quốc tế và yêu cầu chất lượng giáo dục đại học ngày càng cao, nhiều trường đại học Việt Nam đang chủ động theo đuổi việc kiểm định chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn của Mạng lưới bảo đảm chất lượng của các trường đại học Đông Nam Á (AUN-QA). Điều này không chỉ giúp nâng cao uy tín và thương hiệu của các trường đại học mà còn đảm bảo sinh viên tốt nghiệp có khả năng cạnh tranh và thích nghi với môi trường làm việc toàn cầu, đồng thời mở rộng cơ hội cho sinh viên và giảng viên tham gia các chương trình trao đổi, học bổng và hợp tác nghiên cứu quốc tế. Mặc dù số lượng trường đại học tham gia vào quá trình kiểm định này ngày càng tăng, nhưng các trường vẫn gặp khó khăn trong việc lượng hóa và theo dõi chuẩn đầu ra theo khuyến nghị của AUN-QA. Nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích những khó khăn mà các trường đại học hiện đang đối mặt trong việc đo lường và theo dõi chuẩn đầu ra, đồng thời đề xuất sử dụng hệ thống đo lường để cải thiện quá trình này. Các giải pháp bao gồm việc phát triển một hệ thống dữ liệu có cấu trúc chặt chẽ, đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong quá trình đánh giá và tăng cường khả năng phân tích dữ liệu định lượng để nâng cao chất lượng đào tạo, từ đó đáp ứng tốt hơn yêu cầu của tiêu chuẩn AUN-QA.

Abstract

In the context of international educational integration and the increasing demands for higher education quality, many Vietnamese universities are proactively pursuing quality accreditation according to the standards of the ASEAN University Network-Quality Assurance (AUN-QA). This not only enhances the reputation and brand of the universities but also ensures that graduates are competitive and adaptable to the global working environment. Additionally, it expands opportunities for students and faculty to participate in exchange programs, scholarships, and international research collaborations. Although the number of universities participating in this accreditation process is increasing, they still face challenges in quantifying and tracking learning outcomes as recommended by AUN-QA. This study focuses on analyzing the difficulties currently faced by universities in measuring and monitoring learning outcomes and proposes the use of a measurement system to improve this process. Solutions include developing a well-structured data system, ensuring transparency and fairness in the evaluation process, and enhancing the ability to analyze quantitative data to improve training quality, thereby better meeting the requirements of AUN-QA standards.

Tài liệu tham khảo

[1] Đ. T. Hải, “Tác động của kiểm định chất lượng đến thương hiệu các trường đại học Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục, số 473, kì 1, tr. 6-9, 20, 2020.

[2] Nguyen, H. C, “Impact of international accreditation on the emerging quality assurance system: The Vietnamese experience”, Change Management: An International Journal, Vol. 17 No. 3, pp.1-9, 2017.

DOI: https://doi.org/10.18848/2327-798X/CGP/v17i03/1-9

[3] N. Q. Giao, “Nâng cao chất lượng báo cáo tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 111, tr 35-38, 2014.

[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 674/QĐ-BGDĐT ngày 10/03/2022 Công nhận hoạt động của tổ chức Asean University Network - Quality Assurance (AUN-QA) tại Việt Nam, 2022.

[5] Trung tâm Truyền thông Giáo dục, “Bộ GDĐT làm việc với Tổ chức mạng lưới các trường đại học ASEAN”, 2022. [Trực tuyến]. Địa chỉ: https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/khao-thi-va-kiem-dinh-chat-luong-giao-duc/pages/tin-tuc.aspx?ItemID=7986. [Truy cập 02/03/2024].

[6] N. L. Chi, “Trường Đại học Xây dựng Hà Nội chính thức trở thành thành viên liên kết của AUN-QA”, 2023. [Trực tuyến]. Địa chỉ: https://svvn.tienphong.vn/truong-dai-hoc-xay-dung-ha-noi-chinh-thuc-tro-thanh-thanh-vien-lien-ket-cua-aun-qa-post1591125.tpo [Truy cập 02/03/2024].

[7] N. Q. Chí và Đ. T. H. Vân, “Khó khăn kiểm định chất lượng CTĐT của cơ sở giáo dục đại học tư thục tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, tập 19, số 6, tr 54-59, 2023.

[8] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT ngày 22/06/2021 Qui định về chuẩn CTĐT; xây dựng, thẩm định và ban hành CTĐT các trình độ của giáo dục đại học, 2021.

[9] V. L. H. Quyên, N. Đ. Chính và T. X. Bách, “Một số vấn đề lí luận về quản lí chất lượng các CTĐT bậc Đại học theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, tập 19, số 6, tr 1-9, 2023.

[10] Mạng lưới các Trường Đại học Đông Nam Á (AUN-QA), “Tài liệu hướng dẫn đánh giá CTĐT theo AUN-QA”, Phiên bản 4.0. Bangkok, Thailand: ASEAN University Network, 2020.

[11] L. H. Tùng và N. T. B. Ngọc, “Xây dựng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo: Kinh nghiệm từ Trường Đại học Bách khoa Hà Nội”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 14, tr 76-81, 2019.

[12] Đ. T. Việt và T. T. H. Vân, “Thiết kế và thực hiện đo lường đánh giá mức độ đạt chuẩn đầu ra của CTĐT - Minh họa qua ví dụ chuẩn đầu ra “Có khả năng xác định, hình thành và giải quyết vấn đề kỹ thuật phức tạp”, trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Công tác bảo đảm chất lượng giáo dục đại học trong tình hình mới, Thành phố Hồ Chí Minh, 2020.

Tải xuống

Số lượt xem: 519
Tải xuống: 24

Đã xuất bản

24.07.2024

Cách trích dẫn

[1]
L. H. Ân Lê Hoài Ân và P. T. H. G. Phùng Thị Hồng Gấm, “Xây dựng hệ thống đo lường chuẩn đầu ra chương trình đào tạo của trường đại học theo chuẩn AUN-QA”, HIUJS, vol 30, tr 129–138, tháng 7 2024.

Số

Chuyên mục

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN